Luật Công nghệ thông tin - Ngày 29/6/2006
Một bài viết mang tính thời sự, và không thích hợp lắm với nội dung của blog, nhưng trường hợp này rất đặc biệt và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nên tôi cũng xin gửi lên đây để mọi người chuẩn bị:
Nguồn: luatvietnam.com
------
* Luật Công nghệ thông tin - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.
Luật quy định: (1) Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ''.vn'' phải thông báo với Bộ Bưu chính Viễn thông…
(2) Các thông tin phải thông báo (có thể qua môi trường mạng): Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, hoặc trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc trong giấy phép mở văn phòng đại diện, tên cá nhân, Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân, Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân, Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử, Các tên miền đã đăng ký…
(3) Khi thiết lập trang thông tin điện tử, chủ sở hữu trang tin chỉ cần thông báo một số nội dung cơ bản và có thể gửi bằng thư điện tử hoặc bằng cách khác đến Bộ Bưu chính Viễn thông nhằm giúp cho việc thống kê và quản lý được thuận lợi. Việc thông báo này chỉ cần thực hiện một lần lúc đăng ký và thông báo lại nếu có thay đổi các thông tin cơ bản đã đăng ký…
(4) Tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của người khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng. Khi gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải đảm bảo cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo.
(5) Tổ chức, cá nhân không được tiếp tục gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng tới người tiêu dùng nếu người tiêu dùng đó đã thông bảo không đồng ý nhận thông tin quảng cáo. Nếu vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại phải bồi thường…
Luật Công nghệ thông tin có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
------
3 quy định đầu khá phiền phức cho chủ trang web, nhưng có thể tạm chấp nhận được, vì đây là cách quản lý khá hữu hiệu các trang web có nội dung vi phạm pháp luật của nước ta (tôi không nói đến mấy trang web chính trị, mà là những trang có nội dung đồi trụy, tội phạm mạng, CC chùa, hacker mũ đen, v.v.), và cũng không vi phạm quá nhiều đến đời sống cá nhân của họ, vì chỉ có 1 là nhà cung cấp dịch vụ (ISP, hosting, v.v.), 2 là Bộ biết những thông tin này mà thôi. Tất nhiên là ở đây tôi chưa bàn đến hệ thống hành là chính của nước ta...
Quy định thứ 4, phải nói thẳng là quyết định sai lầm, vì nếu chúng ta đưa tên thật (và có thể cả địa chỉ, điện thoại, v.v.) lên mạng, thì có thể xảy ra những việc vô cùng nguy hiểm; ít nhất là trong tình hình môi trường an ninh mạng Internet rất bất ổn hiện nay.
Quy định thứ 5 thì lại quá hài hước, không ngờ một bộ "khoa học" nhất nước lại đưa ra những quyết định kiểu này. Nếu không có quảng cáo thì chủ trang web sẽ kiếm sống bằng cách nào? Họ đặt ra quảng cáo có phải chỉ để gây khó chịu cho người dùng đâu? Tôi dám chắc chắn là tới cuối năm 2007 nước ta sẽ chỉ còn ít hơn 1/2 trang web còn hoạt động so với hiện nay nếu luật này còn hiệu lực.
Vài lời bình luận, tôi đã cố gắng để khách quan hết mức có thể (thậm chí còn nêu ra một số ưu điểm của luật này), tôi cũng không phải là thành viên của chính phủ, hay tổ chức chống chính phủ, mà chỉ là một công dân bình thường nêu ý kiến về những chuyện có thể làm cho cuộc sống của mình trở nên bất bình thường mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét