Thứ Ba, tháng 12 26, 2006

Sự thật về ông già Noel

Hay Santa Claus dưới con mắt khoa học.

I/ Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 tỉ trẻ em dưới 18 tuổi. Nhưng vì Santa không tặng quà cho trẻ em đạo Hồi, Hindu, Do Thái, Phật, v.v. nên chúng ta chỉ xét đến 15% con số đó, nghĩa là vào khoảng 378 triệu bé (theo thống kê dân số năm 2005). Nếu tính trung bình mỗi gia đình có khoảng 3,5 con thì sẽ có khoảng 108 triệu gia đình cần được đến thăm, giả sử là mỗi gia đình có ít nhất một bé ngoan.

II/ Nếu Santa đi theo hướng Đông sang Tây, thì ông có khoảng 31 giờ để phát quà (tính cả vòng quay của Trái Đất). Như vậy ông phải thăm 967,7 gia đình trong vòng 1 giây, hay nói cách khác, ông chỉ có 1/1000 giây để dừng xe, nhảy vào ống khói, cho quà vào bít tất và cạnh cây thông Noel, ăn vài món ăn gia đình để dành cho ông, chui lên ống khói, nhảy vào xe và sang nhà khác. (Vì thế nên bạn đừng tốn công thức chờ ông ta làm gì...)

Lại giả sử rằng 108 triệu gia đình kia được phân bố đều trên khắp thế giới (để dễ tính toán), như vậy mỗi gia đình sẽ cách nhau 1,2 km, tổng cộng Santa phải đi quãng đường là 129,6 triệu km, Santa sẽ phải đi với vận tốc 1161 km/s (hay 1,1 * 10^6 m/s), gấp 3300 lần vận tốc âm thanh (334 m/s). Để tiện so sánh, phương tiện di chuyển nhanh nhất mà con người chế tạo được là tàu con thoi Ulysses có vận tốc tối đa là 75,4 dặm/s (tương đương 120,6 km/s), và một xe kéo tuần lộc bình thường chỉ có tốc độ tối đa 24 km một giờ.

III/ Một yếu tố cần xét đến nữa là trọng lượng của chiếc xe kéo. Nếu mỗi đứa trẻ chỉ yêu cầu một bộ xếp hình Lego cỡ trung bình (1 kg), thì chiếc xe kéo đó sẽ mang tổng cộng là 500 nghìn tấn. Một chiếc xe tuần lộc thông thường chỉ có thể mang được 150 kg hàng mà thôi. Kể cả nếu con tuần lộc thần của ông già Noel có thể mang được 10 lần lượng đồ chơi đó thì ông cũng cần phải có tận 333 nghìn con! Như vậy đàn tuần lộc đó sẽ có tổng trọng lượng là 50.000 tấn, gấp 7 lần trọng lượng của Queen Elizabeth (tàu chiến, không phải nữ hoàng Elizabeth).

IV/ Một vật có trọng lượng 550.000 tấn di chuyển với vận tộc 1161 km/s sẽ sinh ra lực cản không khí rất lớn: có thể so sánh lực này với lực cản không khí tác dụng lên tàu con thoi khi nó bay vào tầng khí quyển Trái Đất. 2 con tuần lộc đi đầu tiên sẽ chịu một lực tương đương với 14,3 * 10^18 Jun trong vòng 1 s, và sẽ bị thiêu cháy ngay lập tức tạo nên tiếng nổ rất lớn, những con tuần lộc sau đó cũng chịu số phận tương tự. Cả đàn tuần lộc sẽ bị chết bẹp + cháy + bùm chỉ trong vòng 4,2 phần nghìn của giây, hay nói cách khác, ngay khi Santa rời ngôi nhà thứ 4 sang ngôi nhà thứ 5. Đó là chưa kể đến trường hợp Santa, vì di chuyển với vận tốc rất lớn và dừng lại quá đột ngột (trong vòng 1 phần triệu của giây) sẽ chịu một phản lực là 5,2 triệu Newton (giả sử ông nặng 150 kg), và bị nghiền nát ngay lập tức thành một đống màu đỏ bầy nhầy.

V/ Vì lý do ở trên, nếu ông già Noel có thật thì ông ta cũng chết lâu rồi.

Thứ Bảy, tháng 11 25, 2006

Ảnh 3D về Hà Nội

pic pic pic

Các bạn có thể xem thêm tại: http://www.3dhanoi.com

Thứ Tư, tháng 11 22, 2006

Thứ Sáu, tháng 11 17, 2006

Virus YM dưới con mắt khoa học!

Nội dung của bài viết này nói về các loại virus đang tràn ngập mạng Yahoo Messenger hiện nay (mà tôi KHÔNG phải là một nạn nhân ), từ cách chúng gửi tin nhắn giới thiệu tới bạn, cho tới cách xâm nhập vào máy tính, các tác hại và cách diệt cũng như cách phòng tránh.

1. Phương thức lây nhiễm:

Có thể nói là virus này có cách lây nhiễm khá đơn giản & rất hiệu quả, chỉ dùng các thao tác bàn phím để gửi tin nhắn (nội dung do hacker lập trước) từ máy người bị nhiễm qua Yahoo gửi tới toàn bộ danh sách người quen của họ. Tất cả những việc này đều được thực hiện một cách tự động và không thông qua sự cho phép của người sử dụng, cho nên rất khó có thể phát hiện nếu không được người khác (người mình gửi tin nhắn lây nhiễm tới) báo lại.

Cụ thể hơn, những lệnh đó sẽ có dạng như sau:

    (Nếu đang sử dụng Yahoo Messenger)

    + Nhấn CTRL + M (để vào mục nhắn tin)
    + Nhấn Home (để lên trên cùng)
    + Nhấn Shift + Xuống cho tới hết danh sách
    + Nhấn Enter chọn danh sách đó.
    + Điền nội dung tin nhắn (đã được lập trình trước, ví dụ "Ai dê vào đây xem này: http://abc.abc.abc" )
    + Nhấn Enter một lần nữa để gửi đi

    (Lặp lại vài tiếng/lần)
Rất đơn giản phải không nào?

Bây giờ khi đã biết nguyên tắc lây nhiễm của virus này rồi thì cách ngăn chặn nó cũng rất dễ dàng thôi, bạn chỉ cần vào Messenger > Preferences (hoặc nhấn CTRL + Shift + P), ở mục Messages > 'Pressing Enter in a message window' chọn 'Inserts a new line' (nghĩa là khi nhấn Enter ở trong cửa sổ gửi tin nhắn thì sẽ xuống dòng, thay vì gửi tin nhắn đi), vậy là con virus đó đã không thể thực hiện được bước cuối cùng của nó rồi --> sẽ không thể lây lan được nữa.

Vậy là phần đơn giản & khó chịu nhất của con virus đã được giải quyết xong rồi, tiếp theo chúng ta sẽ bước sang phần phức tạp & nguy hiểm nhất của nó .

2. Cách diệt virus khi trên máy đã bị nhiễm

Tác hại chính của virus này: một khi đã xâm nhập vào máy của bạn, nó sẽ có tác dụng như bất kỳ một spyware/virus/keylogger nào khác, nghĩa là cũng có thể vô hại, chỉ mang ý nghĩa nghịch ngợm nào đó, nhưng cũng có thể là một chương trình được viết ra để ăn cắp thông tin quan trọng trong máy bạn, hay tàn phá dữ liệu hệ thống, cho nên việc diệt trừ nó là điều hết sức cần thiết.

Cách diệt: có nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là bạn download chương trình Bách Khoa Antivirus về quét, như tôi đã nói trong các bài trước, đây là chương trình tốt nhất để diệt các virus có nguồn gốc trong nước.

Còn nếu bạn muốn diệt bằng tay, xin hãy đọc qua bài viết này (cũng của tôi), mục 3.d Quản lý hệ thống.

Như vậy là bạn đã hoàn thành được 2/3 công việc rồi đấy, phần tiếp theo chúng ta sẽ nói về cách bảo vệ máy tính của bạn để không bị lây nhiễm con virus này nữa.

3. Phương pháp phòng tránh:

Những kẻ phát tán con virus này chủ yếu chỉ sử dụng lỗi bảo mật của Internet Explorer để nhét virus vào máy tính của bạn, nên bạn chỉ cần tìm cách bít lỗ hổng đó, hoặc dùng các phần mềm không có lỗi đó để truy nhập internet thì sẽ an toàn ngay thôi.

Cách giải quyết:

a) Cập nhật bản sửa lỗi cho Internet Explorer: bạn vào chương trình Windows Update cho nó tự cập nhật là được. Nhưng vì hầu hết người dùng nước ta đều dùng Windows không có bản quyền cho nên cách này không khả thi lắm. Có nhiều cách để qua mặt Microsoft nhưng thường thì chỉ sau một hai tháng là họ sẽ khắc phục lỗi đó ngay thôi, cách chắc chắn nhất mà tôi biết là cài đặt lại Windows, rồi cập nhật bản sửa lỗi trước khi Microsoft nhận ra mình đang dùng Windows đểu, lưu ý đừng chọn download chương trình "Windows Genuine Advantage" (WGA), nếu không sẽ gặp rắc rối đấy.

b) Sử dụng các trình duyệt web khác: Firefox và Opera là 2 trình duyệt sáng giá nhất có thể thay thế được Internet Explorer, Firefox thì có nhiều tiện ích hơn nhưng lại nặng hơn Opera, không thích hợp đối với các máy tính có cấu hình thấp, bạn có thể tham khảo thêm bảng tính năng của các trình duyệt này ở bài Trình duyệt web nào tốt nhất hiện nay.

Hãy bảo vệ máy tính của bạn!

Tôi viết bài này nhằm mục đích: cung cấp cho mọi người một số thông tin cơ bản về cách thức hoạt động của malware (phần mềm phá hoại - tên gọi chung của virus, spyware, adware, keylogger,v.v.), và những phương pháp mà nếu áp dụng thì trong 95% trường hợp sẽ giữ cho máy của bạn luôn sạch bóng vết nhơ. Tôi đã áp dụng những biện pháp này, và từ hồi mua máy đến giờ tôi chưa bị dính virus một lần (adware thì có, nhưng tôi sẽ nói về việc này sau), hoặc giả là có và tôi không phát hiện ra được, thì con virus đó cũng chưa làm gì để phá hoại hệ thống của tôi, và những người mà tôi trao đổi dữ liệu qua máy tính cả.

Xin lưu ý rằng: việc bảo vệ một máy tính cá nhân không khó như nhiều người tưởng, thậm chí là dễ hơn rất nhiều (bảo vệ một mạng máy tính lại là một chuyện hoàn toàn khác, tất nhiên), nhưng không dễ đến mức nhắm mắt cũng làm được (như nhiều người hay cởi trần tắm mưa vẫn tưởng).

Yêu cầu máy tính: cần ít nhất 256 MB RAM, đủ để chạy firewall, đây là yêu cầu tối thiểu của một hệ thống bảo mật, đừng tiếc tiền, và đừng nói với tôi là bạn đủ tiền trả dịch vụ internet mỗi tháng, mà lại không đủ để trang bị một thanh RAM nhé.

Còn bây giờ là phần chính của bài viết:

1. Những thông tin (rất) cơ bản về malware

- Virus: loại malware phổ biến nhất, gây nhiều thiệt hại về dữ liệu nhất, có thể chiếm quyền máy của nạn nhân, biến nó thành máy zombie chịu lệnh của hacker.

- Spyware: chương trình gián điệp, thu thập các thông tin của nạn nhân và gửi cho hacker, các thông tin này có thể là hệ điều hành, phần mềm cài đặt tới thông tin cá nhân, địa chỉ, nơi làm việc, số điện thoại, bạn bè, v.v.



Hình minh hoạ spyware (tại wikipedia.org )


- Logger: một biến thể của Spyware, rất nguy hiểm (lưu ý in đậm), lưu lại tất cả những hoạt động của bàn phím và chuột, hay hiểu đơn giản là tất cả những thứ từ mật khẩu tài khoản admin, thông tin về tài khoản ở diễn đàn, hay tài khoản ngân hàng, trường hợp điển hình nhất ở nước ta là các vụ lừa đảo tài khoản trò chơi Võ lâm truyền kỳ mà báo chí có đưa nhiều lần. Đặc biệt là không có cách đơn giản nào để phát hiện key logger cả, nghĩa là trong phần lớn các trường hợp, trình diệt virus hoặc phát hiện spyware của bạn sẽ vô dụng đối với loại malware này (thường được tự viết, ít phổ biến), cách phòng vệ key logger sẽ được tôi nhắc đến ở phần sau.

- Adware: loại malware khó chịu nhất, nhưng lại vô hại (tương đối) nhất, tác hại của nó là thường xuyên làm hiện ra quảng cáo trên máy, bắt bạn phải mua mới thôi, tốc độ lây nhiễm của adware rất nhanh, nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường internet thì mỗi ngày bạn bị dính nó ít nhất là một lần (thường là loại vô hại, chỉ thăm dò về thói quen lướt web của người dùng mà thôi).



2. Cách phòng chống

- Một số cách mà hacker có thể cấy malware vào máy của bạn:

Xâm nhập vào máy cấy trực tiếp, cách này có thể chống dễ dàng bằng một chương trình firewall.

Lợi dụng lỗi bảo mật của phần mềm (Internet Explorer chẳng hạn), lừa nạn nhân tới một trang web có kèm đoạn mã khai thác lỗi đó, thế là xong đời, cách chống duy nhất là chăm cập nhật bản sửa lỗi phần mềm, dùng phần mềm khác ít lỗi hơn (trong trường hợp này là Firefox), hạn chế bớt quyền của các website đi (không cho những website kém tin tưởng chạy mã javascript hoặc lưu cookie hoặc chạy flash), cách này rất phổ biến ở nước ta vì nhiều người không có thói quen cập nhật bản sửa lỗi của phần mềm (mà nếu có thì cũng không thể, vì phần mềm không có bản quyền).

Cách thứ 3, và cũng phổ biến nhất, là lừa lấy lòng tin của nạn nhân (hay theo cách gọi của giới chuyên môn là "social engineering" - tạm dịch lừa đảo xã hội) rồi qua đó tuồn malware vào máy của họ, cách chống duy nhất: nếu được người lạ cho kẹo, thì đừng lấy. Nếu bạn thạo về máy tính thì có thể nhận dạng một số loại kẹo an toàn và kẹo "không an toàn", ví dụ nếu họ gửi file cho bạn thì những định dạng tài liệu sau là an toàn: *.txt, *.doc (định dạng *.jpg cũng có thể dùng để chứa virus, nhưng có thể tặc lưỡi cho qua), còn những định dạng sau là đặc biệt nguy hiểm: *.exe, *.com, *.bat, đối với những loại tài liệu kiểu này thì chỉ nên nhận nếu bạn thật sự tin tưởng người gửi, và nên quét virus file đó ngay sau khi lấy về và trước khi mở ra.

- Nếu máy của bạn không chia sẻ dữ liệu với máy khác, hãy tắt ngay chức năng "files and printers sharing" ( Control Panel > Network Connection > Local Area Connection > properties ) của nó, lỗ hổng bảo mật cố ý của bác Bill đấy.

- Đừng nên sử dụng tài khoản Admin của mình để làm những việc bình thường (như đọc thư, lướt web, chat chit, chơi điện tử, v.v.), hãy tạo cho bạn một tài khoản giới hạn (vào Control Panel > User), như vậy thì kể cả khi bị nhiễm virus thì nó cũng không đủ quyền để làm tổn hại tới hệ thống của bạn.

- Nên nhớ rằng không phải sự cố máy tính nào cũng do virus gây ra, nếu bạn thấy máy có vấn đề gì đó, quét virus không ra thì nên đọc bài "cách khắc phục các sự cố máy tính" của tạp chí PC World.

- Về các chương trình bảo mật: bạn cần 1 firewall, cho chạy ngày đêm, đây là yêu cầu tối thiểu của hệ thống bảo mật; các chương trình cần thiết khác là: ít nhất 1 diệt virus, 1 chương trình diệt spyware/adware, 1 quản lý hệ thống (Task Manager - để chống key logger và diệt virus khi bị nhiễm). Cách sử dụng của các chương trình này sẽ được đề cập đến ở phần sau:

3. Giới thiệu một số chương trình bảo mật nổi tiếng, và hiệu quả (sắp xếp theo nhận xét của tôi, từ cao xuống thấp)

a) Firewall: những phần mềm này có tác dụng làm rào cản giữa máy của bạn với mạng internet, nghĩa là mỗi khi có một kết nối nào từ trong máy của bạn ra ngoài, hoặc ngược lại thì nó phải qua firewall này, và bạn có thể kiểm tra xem kết nối đó có hại hay không (nếu bạn không biết kết nối đó làm gì, thì nghĩa là nó có hại), và quyết định xem có cho phép nó đi qua hay không. Là chương trình bảo mật quan trọng số 1 của bạn, nên cho chạy tất cả những lúc bạn sử dụng máy tính. Lưu ý: chỉ nên sử dụng 1 firewall thôi, nếu không có thể máy bạn sẽ bị xung đột phần mềm.

- Zone Labs' ZoneAlarm: hãng phát triển phần mềm tường lửa lớn nhất hiện nay, với 3 lựa chọn: firewall miễn phí ZoneAlarm Free, cao cấp ZoneAlarm Pro và trọn gói ZoneAlarm Security Suite. Chúng ta chỉ cần quan tâm tới 2 bản đầu, bản Security Suite thêm chức năng diệt virus (không thể so sánh với chương trình diệt virus chính hiệu được) và quản lý con trẻ (có nhiều phần mềm miễn phí khác làm việc này rồi, và cũng không thuộc chủ đề chúng ta đang bàn).

Bản ZoneAlarm miễn phí chỉ có một số chức năng tường lửa cơ bản, nhưng cũng đủ để thoả mãn nhu cầu của bạn, mỗi lần nâng cấp ZoneAlarm bạn sẽ được dùng thử bản Pro của nó trong vòng 15 ngày, hết hạn ZoneAlarm Pro sẽ tự động tháo cài đặt và trả bạn về bản miễn phí.

Các chức năng mà bản ZA Pro có so với ZA Free: tính năng tường lửa cao cấp (như đặt ra các quy định và cách thức hoạt động của tường lửa), diệt spyware, chặn các trang web khả nghi, quét virus trong hòm thư, bảo vệ thông tin riêng tư, tự động thông báo hoạt động của hacker cho ISP của chúng. Có thể nói là vài phần mềm trong một, nhưng chỉ có chức năng đầu tiên và cuối cùng là đáng lưu ý, còn lại thì bạn có thể dùng phần mềm khác thay thế, hiệu quả hơn và tiết kiệm được tiền. Phần mềm ZoneAlarm Pro được bán với giá 39.55$, hiện tại họ không có đại diện ở Việt Nam.

Bạn có thể vào trang web của Zone Labs để download chương trình miễn phí của họ.

- BitDefender Internet Security: tích hợp cả chức năng tường lửa và diệt virus cực mạnh, nhưng giá cả của nó cũng rất cao (63$ theo Trần Anh), sản phẩm này ngốn rất nhiều bộ nhớ, nhưng nếu bạn có thể chịu được điều đó thì đây là một sản phẩm rất đáng đồng tiền bát gạo.

- Windows Firewall: firewall tích hợp sẵn trong Windows, chất lượng tạm ổn, có chức năng chặn các cuộc xâm nhập từ bên ngoài vào (không hiệu quả lắm), nhưng không thể chặn các kết nối từ trong đi ra ngoài (nghĩa là chương trình này vô dụng khi chống lại spyware và key logger). Lưu ý: nếu bạn dùng tường lửa của hãng khác thì nên tắt ngay Windows Firewall đi (vào Control Panel > Network Connection > Local Area Connection > properties > Advanced, bỏ lựa chọn Windows Firewall/Internet Connection Sharing).

b) Trình diệt virus: những chương trình này sẽ quét tất cả những files mà bạn có trong máy, và xác định xem nó có chứa đoạn mã nào gây nguy hiểm đối với hệ thống không, sau đó thông báo để bạn đưa ra hướng giải quyết: cố hồi phục lại file đó, xoá nó đi, hoặc cách ly nó với các file khác để tránh lây nhiễm, hoặc bỏ qua không xử lý đến (đừng dùng lựa chọn này trừ khi bạn biết mình đang làm gì).

Bạn nên bật chế độ tự bảo vệ máy của chương trình nếu có đủ bộ nhớ, nếu không thì mỗi ngày bạn nên quét máy ít nhất là 1 lần để bảo đảm máy vẫn sạch sẽ. Khi bị nhiễm virus mà diệt bao nhiêu lần cũng không hết, thì bạn nên tắt chức năng System Restore của Windows đi (vào properties của My Computer > System Restore), rồi khởi động lại máy vào safe mode (khi khởi động lại máy giữ F8 cho tới khi được lựa chọn môi trường làm việc, chọn Safe Mode), ở môi trường này thì tất cả các chương trình thừa thãi của hệ thống đều bị loại bỏ hết, nên virus sẽ không có thời gian để ăn vào file hệ thống, làm cho chương trình diệt không diệt được nó, và nếu bạn bỏ chức năng System Restore ở trên, thì virus cũng không thể lưu lại trên máy (ẩn trong các thư mục lưu trữ) nữa --> máy bạn sẽ sạch ngay. Nhớ là phải bật lại System Restore sau khi đã diệt xong.

Có rất nhiều lựa chọn cho phần mềm diệt virus, trong danh sách sau tôi sẽ xếp chúng theo thứ tự chất lượng và giá tiền, từ cao xuống thấp:

- avast! Antivirus: một phần mềm hiệu quả, miễn phí, có đầy đủ tất cả các chức năng cần thiết như quét&diệt virus (ơ), tự động bảo vệ máy, bảo vệ email, chặn script có hại, v.v. Bản cao cấp có thêm chức năng cập nhật thông minh, khởi động chương trình bằng lệnh command, và bổ sung một vài kiểu giao diện đẹp mắt, giá 39.95$/năm/giấy phép.

- BitDefender & Kaspersky: 2 chương trình diệt virus tốt nhất hiện nay, chất lượng có thể nói là ngang nhau, Kaspersky tốt hơn, cập nhật hàng giờ, nhưng giá đắt hơn (K bản thường giá 40$, trong khi BD giá 30$, còn bản cao cấp thì cả 2 đều ~60$). Đặc điểm của 2 chương trình này là đều quét rất chậm (như ở máy của tôi 200GB quét 10 tiếng mới xong), nhưng kỹ lưỡng, chứ không như nhiều chương trình khác quét 30 phút là xong :D .

Còn nữa, BitDefender có bản miễn phí, bản này chỉ có chức năng diệt virus bình thường thôi (không có chế độ tự bảo vệ), nhưng chất lượng quét vẫn không khác gì so với bản cao cấp cả.

- Một số chương trình diệt virus đáng chú ý khác: McAfee Antivirus (40$/năm bản thường, 50$ đủ bộ), AVG Antivirus (bản thường miễn phí, bản cao cấp 39$/2 năm/giấy phép, bản tích hợp tường lửa 49$/2 năm/giấy phép).

- Bách Khoa Antivirus, một chương trình diệt virus không có gì là đặc sắc nếu so với các chương trình trên, lại dễ xung đột với các phần mềm bảo mật khác (nếu bạn cài BKAV mà bị lỗi khi tắt máy tự động khởi động lại thì đây chính là nguyên nhân), nhưng rất hữu ích nếu dùng để diệt virus có nguồn gốc Việt Nam.

- D32, cũng một chương trình diệt virus khác của Việt Nam, chất lượng không có gì đặc biệt, nhưng người viết ra nó (Trương Minh Nhật Quang, tác giả duy nhất) thì lại rất đáng khâm phục.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ quét virus trực tuyến, một số trang web uy tín là Trend Micro, McAfee, Panda Software, BitDefender. Bạn sẽ phải download một chương trình client của họ về, chương trình đó sẽ tự khởi động sau khi download và quét virus trong máy của bạn. Ưu điểm của dịch vụ này là bạn có thể sử dụng miễn phí chương trình diệt virus của họ, và không phải quản lý quá nhiều chương trình trong máy.

c) Spyware & Adware: rất khó diệt tận gốc vì các chương trình miễn phí hiện nay đều chưa đủ mạnh để lọc hết bọn này, bạn nên trang bị thêm một chương trình thương mại để cho chắc chắn (còn bằng cách nào thì... :D ).

- Spybots Search & DestroyLavasoft Ad-aware: cả 2 đều miễn phí và hiệu quả, bạn không cần quan tâm đến bản thương mại của Ad-aware làm gì, vì giá của nó rất đắt (40$/năm/giấy phép), và chỉ thêm một số chức năng đơn giản (tự bảo vệ).

- Spyware Doctor (30$) và Spy Sweeper (cũng 30$): 2 chương trình diệt spyware tốt nhất hiện nay, bạn chỉ cần dùng một trong hai chương trình là đủ rồi.

d) Quản lý hệ thống: có thể nói là một loại phần mềm bảo mật "cao cấp", vì bạn cần phải có một chút kiến thức nhất định về máy tính thì mới có thể sử dụng chúng hiệu quả được, chúng ta sẽ mở đầu với:

- Windows Task Manager: bạn có thể khởi động chương trình này bằng cách nhấn Ctrl + Alt + Del ở Windows XP, bạn có thể vào thử các mục để làm quen dần với nó, ví dụ như mục Applications biểu thị những chương trình đang chạy trên màn hình, Processes chỉ những chương trình mà máy tính đang chạy và bộ nhớ mà chúng sử dụng, Performance là các thông số của máy tính như hiệu suất hoạt động, bộ nhớ đang sử dụng, bộ nhớ đệm, v.v. Trong đó mục Processes là mục mà chúng ta cần quan tâm. Bạn nên thường xuyên vào mục này theo dõi, nếu thấy một chương trình nào "lạ" thì nên thử tắt nó đi, bạn cứ yên tâm, hầu hết các chương trình liên quan đến hệ thống đều được bảo vệ rồi, bạn không thể đóng chúng được, một số chương trình không được bảo vệ mà cũng rất quan trọng là "explorer.exe", "svchost.exe" (đừng nhầm với scvhost.exe nhé, virus đấy), nếu bạn tắt nó đi thì nhiều khả năng là sẽ phải khởi động lại máy.

Nhược điểm của chương trình này là hacker có thể thêm một vài thay đổi vào file hệ thống làm cho những chương trình của hắn không bị liệt kê trong mục Processes.

- Process Explorer: chương trình này có chức năng giống Windows Task Manager, nhưng tốt hơn nhiều, ngoài những thông tin cơ bản mà WTM cung cấp ra (tên chương trình, bộ nhớ sử dụng), Process Explorer còn bổ sung thêm nhiều thông tin thú vị khác, như đường dẫn tới chương trình đó (nếu file hệ thống không nằm trong thư mục hệ thống, thì nó không phải là file hệ thống), mô tả chức năng, nhà sản xuất, và có thể dùng Google để tìm nguồn gốc chương trình đó.

- HiJackThis!: một chương trình giúp phát hiện những trường hợp "HiJack" trong máy của bạn (Hi Jack là tiếng lóng của việc cướp quyền điều khiển của một cái gì đó, như máy bay, xe cộ, trong trường hợp này là cướp quyền điều khiển trang chủ của máy tính), qua đó bạn có thể khắc phục sự cố.

4. Kết

Hi vọng là những lời khuyên của tôi ở trên có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ máy tính của mình khỏi việc bị hacker xâm hại. Bài viết này tôi viết trong lúc vội vã nên có thể còn mắc một số sai lầm cơ bản, nếu phát hiện được mong các bạn thông báo cho tôi ngay để tôi còn sửa lại.

Một lần nữa, xin lưu ý với các bạn rằng bảo mật máy tính cá nhân không phải là một việc gì khó cả đâu, tất cả mọi thứ đều tuỳ thuộc vào người dùng cả thôi, nếu người dùng cẩn thận thì không việc gì phải lo lắng về những việc như thế này cả, còn nếu họ không cẩn thận thì kể cả có lắp tất cả các chương trình ở trên cũng chưa chắc đã có hiệu quả.

Tất nhiên, câu nói ở trên có được phóng đại một chút.

PS: về vấn đề bảo mật ở Linux, bạn có thể tham khảo bài viết này.

Chương trình firewall và diệt virus cho Linux, liệu có cần không?

Theo Scott Spanbauer (PC World)

Như chúng ta đã biết, Windows XP, nếu không có các bản sửa lỗi cần thiết thì rất dễ bị nhiễm các phần mềm có hại và có thể bị chết chỉ sau một vài phút kết nối Internet (mở ngoặc: rất nhiều người dùng ở Việt Nam lại không biết điều này). Nhưng ngay cả khi đã cài đặt các bản sửa lỗi rồi, Windows vẫn có thể bị dính virus và spyware, vì vậy cho nên chúng ta vẫn phải dùng thêm các phần mềm bảo vệ của các hãng khác nữa. Còn Linux thì khác, hệ điều hành này đã nổi tiếng từ lâu vì khả năng chống chọi các cuộc xâm nhập từ Internet. Nhưng nó có thật sự miễn nhiễm đối với các lỗ hổng đe doạ Windows hay không?

Câu trả lời luôn là có.

Tất nhiên là thỉnh thoảng cũng có một vài chương trình được viết ra để phá hoại hệ thống của Linux. Nhưng trừ khi bạn quá bất cẩn, còn không thì những con sâu đó sẽ không thể làm hại máy tính của bạn được, vì những lý do mà tôi sẽ bàn tới sau. Tuy vậy, để chắc chắn hơn, bạn cũng cần phải áp dụng một số biện pháp để bảo đảm rằng hệ thống của mình hoàn toàn bảo mật.

Chiếc "bàn" bị lật

Lý do thứ nhất làm cho hệ điều hành Linux bảo mật: trong những phiên bản kernel gần đây (2.4 trở lên) có kèm theo một công cụ tường lửa gọi là “iptables”, chức năng của nó là mặc định cản tất cả các kết nối đến máy tính của bạn. Nếu có một ai đó tìm cách truy nhập máy tính của bạn không xin phép thì tường lửa này sẽ gạt đi yêu cầu của họ, họ sẽ không thể nào biết được là liệu có hệ thống máy tính nào tồn tại ở địa chỉ truy nhập hay không.

Nếu bạn không sử dụng thư điện tử, web, ftp, hoặc dịch vụ mạng nào của Linux thì bạn sẽ không phải điều chỉnh chế độ mặc định của iptables. Còn nếu có, thì bạn sẽ phải thay đổi một số lựa chọn trước khi có thể làm được những điều đó.

Ở Ubuntu 6.06 (là hệ điều hành mà tôi đang sử dụng), bạn có thể thay đổi điều này một cách khá đơn giản với chương trình Firestarter. Bạn có thể download chương trình này bằng lệnh:

sudo apt-get install firestarter

Sau đó bạn chạy chương trình (Applications > Internet > Firestarter hoặc System > Administration > Firestarter đều được, bạn cần nhập mật khẩu sudo hoặc root), sẽ hiện ra một bảng như sau:



(một góc được bôi đen vì lý do bảo mật)

Ở mục Status là các thông tin cơ bản về kết nối như tốc độ trao đổi dữ liệu, lượng dữ liệu đã trao đổi (lên + xuống), các kết nối bị chặn, v.v.

Ở mục Event là thông tin chi tiết về các kết nối bị chặn.

Mục Policy là phần quan trọng nhất của chương trình, cho phép bạn thay đổi hoạt động của tường lửa, đặt ra các giới hạn kết nối mới, có 2 phần là Inbound traffic policy (quản lý kết nối đi vào, gọi tắt là Itp) và Outbound traffic policy (kết nối đi ra, tắt Otp).

Itp mặc định từ chối tất cả các kết nối từ ngoài vào máy của bạn, nếu bạn muốn chia sẻ dữ liệu với ai đó thì hãy cho phép IP Address của họ, hoặc mở một cổng (port) cho kết nối của họ vào. Còn Otp thì có 2 lựa chọn: cho phép tất cả các kết nối trừ ngoại lệ (nếu bạn không biết nhiều về port của các chương trình thì nên chọn cái này) và lựa chọn 2 là chặn tất cả các kết nối trừ ngoại lệ (bảo mật hơn, nhưng rất khó chịu nếu chưa quen), cũng cần lưu ý là nếu bạn làm cách này thì sẽ không thể sử dụng được các chương trình P2P (mấy cái này thì cần mở càng nhiều cổng càng tốt, nói chung là mặt hại/khó chịu nhiều hơn lợi).

Một số chương trình khác để điều chỉnh iptables là Guarddog (cho các Linux dùng môi trường KDE, ví dụ như Kubuntu, SUSE), vào Control Panel của router, hoặc dùng lệnh của console để điều chỉnh iptables/netfilter (các bạn có thể đọc hướng dẫn tại đây).

Chương trình diệt virus – không phải chỉ dành riêng cho Windows

Một lý do nữa mà Linux thường vô hiệu được các spyware: theo chế độ mặc định, hầu hết các hệ điều hành Linux đều chỉ tạo cho bạn một tài khoản có quyền giới hạn (limited user). Với tài khoản này thì kể cả khi bạn bị nhiễm virus chúng cũng không thể nào chiếm quyền điều khiển máy và phá huỷ hệ điều hành của bạn được, bởi vì chỉ có tài khoản root/admin mới có quyền tạo ra những thay đổi quan trọng tới hệ thống mà thôi. Ngược lại, tài khoản mặc định của người dùng Windows XP là admin, cho nên một khi virus đã xâm nhập được vào máy của họ rồi thì nó có thể làm được rất nhiều thứ, xoá bỏ hoặc thay đổi nội dung của các file quan trọng là một trong những thứ đó.

Tóm lại, chỉ đơn giản bằng việc sử dụng firewall và không dùng tài khoản root để làm những công việc đơn giản (như lướt web hoặc sử dụng thư điện tử), bạn đã tránh được hầu hết các mối nguy hiểm mà Internet đem lại. Hãy làm giảm khả năng này thêm nữa bằng việc thường xuyên cập nhật các phần mềm cho Linux, những bản vá này sẽ vá đi những lỗ hổng của chương trình mà qua đó malware có thể xâm nhập vào máy của bạn.

Tuy nhiên, nếu chẳng may một ai đó, vì một lý do nào đó (ngu) lại đăng nhập với quyền root, rồi chạy một chương trình bị nhiễm virus, thì con virus đó rất có khả năng sẽ phá huỷ hoặc ăn cắp được dữ liệu của bạn. Và kể cả khi bạn tự cho mình là thông minh, biết cách tránh lây nhiễm malware, thì những dữ liệu được chuyển qua hòm thư của bạn, hoặc dịch vụ chia sẻ dữ liệu, hay gì đó cũng có thể chứa virus để phá hoại máy của những người có liên lạc với bạn. Vì những lý do này mà bạn rất cần phải có một chương trình diệt virus cho Linux trong máy tính của mình.

Trước khi bạn bỏ tiền ra mua một chương trình diệt virus cho Linux nào đó, hãy nên thử qua một số phần mềm miễn phí đã, hay thậm chí, hãy thử một chương trình vừa miễn phí lại vừa mã nguồn mở nữa: Clam Antivirus. Ngoài những phiên bản dạng binary (tương đương setup của Windows, người dùng không phải tự biên dịch mã nguồn), ClamAV còn có bản dành cho Windows và Mac OS X.

Ngoài ClamAV, bạn cũng có thể sử dụng một số chương trình diệt virus khác như avast! Antivirus, AVG Antivirus, BitDefender Antivirus. Nhờ chức năng bảo mật sẵn có của Linux mà bạn có thể không cần dùng những phần mềm này để bảo vệ chính mình, nhưng bạn sẽ cần nó để hạn chế tầm ảnh hưởng của malware trên thế giới.

Chủ Nhật, tháng 11 05, 2006

RAM máy tính và những điều cần biết

Nếu như vài năm trước đây chúng ta không có nhiều điều để nói về RAM bởi đa số các hệ thống đều được trang bị SDRAM với tốc độ từ 66MHz tới 133MHz thì trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, đã xuất hiện khá nhiều chủng loại bộ nhớ mới như DDR SDRAM, Rambus RDRAM, DDR-II SDRAM... khiến người dùng 'hoa cả mắt' khi chọn lựa

Trong những năm qua, người dùng đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống máy tính để bàn. Hai dòng CPU chính của Intel và AMD thay đổi liên tục không chỉ về tốc độ (từ vài trăm MHz lên tới hàng GHz) mà còn cả giao tiếp (Intel: Socket 370/ 423/ 478 /775, AMD: Slot A, Socket 462-A/ 754 /940/ 939...) và dĩ nhiên chúng kéo theo sự thay đổi của bo mạch chủ và nhiều thành phần khác. Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là bộ nhớ hệ thống (RAM). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm của bộ nhớ RAM máy tính kèm theo một số thông tin bổ ích khác. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung vào bộ nhớ DDR và DDR2 vì hiện tại, chúng là loại thống trị trên thị trường. SDRAM đã quá cũ còn RDRAM thì giá quá cao mà chỉ được dùng trong một số máy tính Pentium 4 đời đầu.

1. KHÁI NIÊM CƠ BẢN VỀ RAM

Tên gọi

Hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn về cách gọi tên của các loại RAM. Nếu như RDRAM không có gì để nói thì với dòng SDRAM, việc nhầm lẫn ngày càng lớn. Khái niệm RAM (Random Access Memory) thì chắc hẳn ai cũng biết. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). Ban đầu và thậm chí hiện nay khi nói đến SDRAM người ta thường nghĩ ngay đến RAM loại cũ với tốc độ 100MHz hay 133MHz; tuy nhiên từ sau khi DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) ra đời thì quan niệm này hoàn toàn sai. Tham khảo một vài bảng báo giá linh kiện, bạn sẽ thấy các công ty đã góp phần không nhỏ vào việc khiến người dùng hiểu sai vấn đề. SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nếu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM. Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong thời gian gần đây xuất hiện chuẩn RAM mới dựa trên nền tảng DDR là DDR-II, DDR-II có tốc độ cao hơn nhờ cải tiến thiết kế.

Tốc độ (Speed)

Đây có lẽ là khái niệm được người dùng quan tâm nhất, tuy nhiên có người thắc mắc về cách gọi tên, đối với DDR thì có hai cách gọi theo tốc độ MHz hoặc theo băng thông. Ví dụ, khi nói DDR333 tức là thanh RAM đó mặc định hoạt động ở tốc độ 333MHz nhưng cách gọi PC2700 thì lại nói về băng thông RAM, tức là khi chạy ở tốc độ 333MHz thì nó sẽ đạt băng thông là 2700MB/s (trên lý thuyết). Tương ứng như thế chúng ta sẽ có bảng sau:

Thường ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 333 và 400, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV nhưng nói chung khá hiếm.

Độ trễ (Latency)

CAS Latency là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều nhất. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động như 100MHz hay 133MHz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống; đặc biệt trong ép xung. Vậy CAS là gì?

CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột). Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc). Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe)là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.

Khái niệm độ trễ biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần. Theo từ điển Merriam-Webster thì latency có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi'. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào? CAS Latency có ý nghĩa gì?

Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.

Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như:

+ Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.

+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.

+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).

Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3. Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu.

Gọi tên theo băng thôngGọi tên theo tốc độ MHz
PC1600DDR200
PC2100DDR266
PC2700DDR333
PC3000DDR366
PC3200DDR400
PC3500DDR433
PC3700DDR466
PC4000DDR500
PC4200DDR533
PC4400DDR550
PC4800DDR600


Tần số làm tươi

Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi (RAM Refresh Rate), người ta thường nghĩ ngay đến màn hình máy tính, tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng.

SDRAM Access Time

Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi (Burst Mode) đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ. Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi đó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần truy xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM. Những con số -12, -10, -8... ghi trên các chip RAM cho biết khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu: nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệu của RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động tối đa của RAM sẽ là 83MHz. Thường RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip RAM có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ cao do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào 'thử lửa' ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao. Nếu muốn biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập vào địa chỉ: http://www.dewassoc.com/performance/memory/memory_speeds.htm.

Đọc thêm tại PC World Việt Nam.

Chủ Nhật, tháng 10 29, 2006

Thứ Bảy, tháng 10 28, 2006

Ubuntu 6.10, phần 2

edgy-top
edgy-mid
edgy-bottom

Tôi không muốn viết bài này lắm, nhưng vì đã nói trước rồi nên đành phải cắn lưỡi viết vài chữ vậy :D.

Ubuntu 6.10 "Edgy Eft" không có nhiều thay đổi đột phá, hay thậm chí là có rất ít. Những cải tiến của bản này so với bản 6.06 là GNOME 2.16 (ổn định hơn và đẹp hơn), Firefox 2.0, GAIM 2.0 beta 3, sử dụng script khởi động khác (Upstart thay cho Sysvinit), cho phép các máy tính tốc độ cao khởi động nhanh hơn, và nâng cấp các phần mềm khác lên phiên bản mới nhất.

Hết .

Thứ Năm, tháng 10 26, 2006

Ubuntu 6.10 đã được chính thức phát hành!

Đây có thể coi là một trong những hệ điều hành Linux phổ biến nhất, chất lượng tốt nhất và được hỗ trợ nhiều nhất hiện nay, cứ 6 tháng là ra một phiên bản mới, hiệu quả hơn bản trước đó và cũng hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể vào đây để download file ISO của hệ điều hành này, download trực tiếp hoặc qua torrent đều được, nhưng theo tôi thì bạn nên download bằng torrent nếu có thể, vì tốc độ của nó sẽ nhanh hơn cách thông thường rất nhiều.

Bạn có thể chọn download 1 trong 3 bản cài đặt sau, cả 3 bản đều có các chức năng tương đương nhau, và một số điểm khác biệt nho nhỏ nữa:

1. Bản Desktop có kèm theo cả bản Live (dùng thử mà không cần cài đặt) của hệ điều hành, cách cài đặt cũng đơn giản hơn các bản kia, thích hợp cho người mới làm quen với Linux.

2. Bản Alternate dùng cho người đã có kiến thức cơ bản về hệ điều hành này rồi, có kèm theo một số tùy chọn đặc biệt trong lúc cài đặt, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, và bạn có thể dùng dữ liệu trong file này để nâng cấp Ubuntu lên bản mới nhất.

3. Bản Server chỉ cài đặt những chương trình tối thiểu để biến máy của bạn thành máy chủ mà thôi, bản này không kèm theo giao diện.

Ngoài ra mỗi bản đều có một file ISO riêng thích hợp với loại máy mà bạn đang dùng, như PC (máy x86), 64-bit PC (dùng cho các máy có bộ vi xử lý hỗ trợ 64 bit) và Mac.

Cũng cần lưu ý là bản 64-bit PC không được hỗ trợ tốn bằng bản thường, vì số người sử dụng chúng không nhiều lắm.

Bạn chỉ cần download file cài đặt ở trên về, rồi ghi ra đĩa, cho vào ổ CD, khởi động lại máy rồi làm theo hướng dẫn của chương trình cài đặt là sẽ cài được thôi, nhưng có một số lưu ý là:

1. Bạn cần dùng chương trình chỉnh phân vùng (như Partition Magic) tạo ra một phân vùng riêng để chứa Ubuntu (không thể dùng chung phân vùng của Windows được). Phân vùng này phải được đặt là phân vùng gốc (root, hay "/") trong lúc cài đặt.

2. Nếu đây là lần đầu tiên bạn cài đặt, và trong máy bạn có tài liệu quan trọng, nên sao lưu nó ra một nơi nào đó an toàn, như máy khác, hoặc đĩa CD để khỏi bị xóa nhầm.

3. Nếu bạn muốn chia sẻ dữ liệu giữa Ubuntu và Windows thì cần tạo ra một phân vùng trung gian làm nơi lưu trữ dữ liệu, định dạng phân vùng tốt nhất để làm việc này là FAT32 (cũng xin nói thêm đây là định dạng tốt nhất để làm việc này, chứ thực ra nó là một định dạng quá cũ rồi, và cũng không thực sự ổn định lắm).

Nếu bạn không có khái niệm gì về 3 điều trên thì theo tôi bạn nên sử dụng Windows một thời gian nữa rồi mới chuyển sang Linux, hoặc nhờ người khác cài đặt giúp rồi học theo, hoặc sử dụng những bản Linux dễ cài đặt (họ làm hộ luôn cho mình mấy bước này).

Còn một điểm nữa: nếu bạn đang sử dụng Ubuntu bản 6.06 và không muốn mất công cài đặt lại hệ điều hành này (và mất đi những dữ liệu cũng như tuỳ chọn cũ) thì có thể dùng chức năng nâng cấp sẵn có của Ubuntu, các bước để làm việc này là:

1. Bạn chạy chương trình Terminal, gõ lệnh

    sudo gedit /etc/apt/sources.list
thay thế tất cả các từ "dapper" thành "edgy", rồi lưu file này lại. Nếu bạn muốn bổ sung thêm các phần mềm khác vào bảng danh sách thì bạn có thể vào trang này để lấy danh sách của chúng, lưu ý là một số nhóm phần mềm trong số đó có cả phần mềm đang trong giai đoạn thử nghiệm đấy.

2. Tiếp đó bạn lại gõ thêm 2 lệnh nữa:
    sudo aptitude update
    sudo aptitude dist-upgrade
HOẶC chạy chương trình Synaptic Package Manager để bắt đầu quá trình nâng cấp, lưu ý là bạn sẽ cần phải download về máy khoảng 650 MB dữ liệu đấy!

Như vậy là đã xong phần giới thiệu và cài đặt rồi, cảm nhận về phiên bản này và những thay đổi của nó so với Ubuntu 6.06 sẽ được tôi tiếp tục trong bài viết lần sau, còn hiện tại tôi phải download thêm 400 MB nữa .

Thứ Hai, tháng 10 16, 2006

PayPal đã bước đầu chấp nhận người tiêu dùng Việt Nam!

Nhưng họ mới chỉ hỗ trợ gửi tiền cho tài khoản khác mà thôi, còn rút tiền & nhận tiền cũng như các dịch vụ khác thì chưa. Dù sao đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng thương mại điện tử của nước ta. Nếu bạn muốn mua một món hàng nào đó trên eBay hay amazon.com thì còn chờ gì nữa, hãy ra ngay ngân hàng làm một cái thẻ tín dụng và đăng ký nhanh lên!

Dành cho những bác nào chưa biết: PayPal là hình thức thanh toán qua mạng thay cho tiền mặt lớn nhất và bảo mật nhất hiện nay, được hỗ trợ bởi hầu hết các trang web thương mại điện tử (và là hình thức thanh toán duy nhất ở nhiều trang khác).

Hi vọng là mấy chú hacker đểu không giở thêm trò gì nữa, vì nền thương mại điện tử Việt Nam mà ngã thêm một phát nữa chắc không thể đứng dậy được.

Chủ Nhật, tháng 10 15, 2006

Youtube toàn tập

Nếu bạn chưa biết Youtube là gì, hoặc chưa từng sử dụng các dịch vụ của họ thì bạn hãy vào ngay trang www.youtube.com để thử nhé, bạn sẽ thích ngay thôi. Đây là trang web lớn nhất trên mạng về lưu trữ các đoạn phim ngắn (video clip) cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, đủ mọi thể loại, bao gồm những đoạn video clip của các bài hát, như Linkin Park - Numb, Metallica - The Unforgiven II, các đoạn phim ghép nhạc (Linkin Park - In The End - Final Fantasy), và nhiều thứ khác nữa. Những đoạn phim này bạn có thể gửi vào blog của mình, download về để xem trên máy, hoặc chỉ đơn giản là xem rồi cho ý kiến mà thôi.

1. Cách gửi phim vào blog rất đơn giản, bạn chỉ cần vào đoạn phim mà bạn thích, nhấn vào mục Embed ở phía bên phải cửa sổ chiếu phim

Youtube
(Nhấn vào hình trên để phóng to)

chọn Copy cả dòng đấy, rồi vào blog của bạn chọn Paste, rồi gửi bài là được.

2. Nếu bạn muốn download cả đoạn phim đó về trên máy để xem bất cứ lúc nào bạn thích, hay để chia sẻ với bạn bè thì phức tạp hơn một chút, và có rất nhiều cách để làm việc này, bạn chỉ cần chọn lấy một thôi là được:

a) Nếu bạn sử dụng Firefox thì bạn có thể cài extension GetVideo, sau khi cài xong rồi, bạn chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng của nó (trên thanh Status Bar ở phía dưới màn hình trình duyệt) ở trang xem phim, nó sẽ hiện ra cửa sổ cho phép bạn download đoạn phim này (bạn cần phải đổi tên của bộ phim ra dạng tênphim.flv trước đã).

b) Một trang hỗ trợ download trên Youtube trực tuyến là VideoDownloader, bạn chỉ cần điền đường dẫn tới trang xem phim, rồi nhấn download là được.

Hoặc cách nhanh hơn, bạn điền địa chỉ sau vào thanh Address Bar của Firefox (hoặc bất kỳ một trình duyệt nào khác): http://videodownloader.net/get/?url=đường-dẫn-tới-trang-xem-phim-trên-Youtube, ví dụ http://videodownloader.net/get/?url=http://www.youtube.com/watch?v=36QngswWs5o để tới luôn trang download.

c) Dùng chương trình để download, ví dụ Youtube Grabber.

Khi đã download xong rồi, bạn sẽ nhận được một file có đuôi là .flv, muốn chơi được các file loại này thì bạn phải có chương trình để đọc nó, như FLV Player, hoặc FLV Encoder (tương tự Player, nhưng có chức năng chuyển các định dạng file khác --> file FLV), hoặc bạn cũng có thể download và cài đặt bộ Mega Codec Pack này để xem phim bằng Windows Media Player.

3. Còn nếu bạn muốn chuyển định dạng file phim đó sang .avi hay .mp4 để có thể dễ dàng chia sẻ với bạn bè (không cần cài thêm chương trình nào để chơi loại file này) thì hơi khó, ít nhất là ở Windows, nếu bạn dùng Linux thì chỉ cần dùng một lệnh đơn giản là:

    ffmpeg -i phim-gốc.flv phim-chuyển.avi
thế là xong, với ffmpeg là chương trình chuyển định dạng phim (hay nén phim với định dạng khác), "-i" là tắt của "input", nghĩa là đầu vào; ngoài ra không phải thêm các lựa chọn phức tạp khác như chỉnh chất lượng của phim hay âm thanh hay gì đó; đầu vào thế nào thì đầu ra như thế, chỉ chuyển định dạng của phim mà thôi (lưu ý là tôi nói "định dạng", chứ không phải "đuôi" của file, 2 cái này khác nhau, nếu bạn đổi đuôi của nó thì chả giải quyết được gì đâu). Và bạn cũng đừng tốn công thêm các tùy chọn phức tạp vào đoạn lệnh trên làm gì cho phí công, chỉ làm tăng dung lượng của file đó mà thôi, vì chất lượng của một đoạn phim đang từ thấp không thể chuyển thành cao được, chỉ có từ cao xuống thấp và từ thấp xuống thấp nữa thì được mà thôi, trừ khi bạn có phép thần.

Chương trình chuyển từ FLV sang các định dạng khác ở Windows thì cũng có nhiều, nhưng hầu hết đều là Shareware, chương trình Freeware duy nhất mà tôi biết được là SUPER (Simplified Universal Player Encoder & Renderer), chương trình này hổ trợ nén rất nhiều các định dạng khác nhau, như 3GP, AVI, ASF, GIF, MP4, MOV, v.v. sử dụng các chương trình encoder như FFmpeg và MEncoder nên chất lượng nén rất tốt, cách sử dụng thì lúc đầu hơi rắc rối, nhưng khi đã quen rồi thì có thể dùng rất dễ dàng thôi (nếu bạn muốn biết "khó khăn" là gì thì có thể học cách sử dụng FFmpeg và MEncoder).

Cách tốt nhất (theo tôi) để nén file FLV thành AVI bằng chương trình SUPER này là

Cách sử dụng SUPER
(Nhấn vào hình trên để phóng to)

Thứ Năm, tháng 9 28, 2006

Cải cách chữ viết ở Việt Nam

Qua bao thế hệ cải, cải, cải (và cả cãi nữa) mà chẳng nhích lên được (khoảng) cách nào so với thứ quốc Ngữ mà ngài Rốt đã Bồ hóa ngày xưa, tức là vẫn dậm chân tại chỗ, Bộ quyết tâm lần này cải ra cải và phải cách bằng được. Bắt đầu từ ý kiến cải cách đầu tiên (?), đó là của Bác Hồ ngày xưa (thay D/GI bằng Z), Bộ đã quyết thà zùng thêm một chữ cái chuẩn Latin còn hơn có nhiều chữ quá zư thừa, không đúng với yêu cầu đầu tiên của sách vở záo zục: nhất quán. Còn yêu cầu thứ hai là tối zản, tức zảm bớt những cặp chữ cái thừa, như tại sao phải đèo 2 thằng PH trong khi chỉ chở 1 thằng F là đủ, zù nó là Tây fốp fáp? Tiếng Việt fong fú thật nhưng fong kiểu này chẳng thấy fú đâu mà chỉ fung fí zấy mực, công sức, thời zan và cả bai-tờ máy tính nữa (tức là làm nghèo đi)! À mà nhắc tới nghèo, G hay NG là ngon rồi tại sao fải lót thêm H cho nó ngộ ngĩnh, trong khi cả 2 đứa khi nge qua lỗ tai nào miễn đừng ngễnh ngãng thì cũng có khác zì nhau đâu? (nhờ thế mà từ nay thằng Ngốc khỏi fải tị thằng Ngếch mãi vì tự nhiên nó có H hơn mình nhé!)

Zạo này bài học đánh vần chữ S cong lưỡi đã hóa sa sưa rồi, vậy sao không đánh đồng nó với X mà từ trước đến nay thiên hạ chỉ sem là một thôi? Nếu sét về tình thì nên chọn S thay X vì tên X trông nó cứ sấu sí, sộc sệch thế nào ấy, chẳng được sinh sắn như anh S! Nhưng X là âm mà người Việt lỡ nói nên xử zụng nó e cũng là xáng xuốt thôi. Cùng xố phận với S là em TR nếu đem xo với chị CH thì chông chúng cũng chỉ chòm chèm nhau, thôi thì cứ quy chòn về một mối cho đỡ chầy chật (thế là fải rồi, ai đọc “trân trọng” mà cong lưỡi thì nge cứ cháo chở thế nào ấy!) À mà đã loại chừ tay D zở zở ương ương đi rồi thì fí fạm quá, xao không tận zụng hắn để thay luôn cái thằng Đ dểu zả ấy, nó là cái gã fụ âm zuy nhất không có chân chong an-fa-bê Latin mà cứ cứng dầu dứng bám chụ ở bảng tiếng Việt dằng dẵng qua bao dợt cải cách, khiến cho bao nhiêu ngón tay fải dau dớn vì bấm dúp trên bàn fím dến dờ dẫn mới dem nó ra dược! Duổi nó di thì dảm bảo sẽ dược dông dảo dồng bào dồng tình thôi! Cải cách có khác! Dả dảo những nề nếp cũ kỹ!

Gượm dã, “cũ kỹ” ư, có gì kỳ cục ở dây rồi! C với K dánh lưỡi lên khác nhau ở chỗ nào nhỉ? Nếu chỉ kông nhận mỗi chú K thì chẳng fải kao kiến xao? Kó luật nào kấm kản dâu nhỉ? Mà dã kải kách thì fải xuyên xuốt từ dầu cho chí dít chứ! K làm duôi thì chú ngốk nào zám thắk mắk? Mà kũng không dượk chừa kái duôi CH ra: nếu chú này bám theo kák anh I hay Ê thì dík thị kũng kùng một zuộk với nhà K thôi chứ kó chệk di dâu nhỉ! Ô! Tôi thấy bạn zơ tay rồi dó! Zỏi ! Nếu dã loại C rồi thì CH (dứng dầu) chả fải zư zả quá dó xao? Zứt thằng H di thì cẳng fải cong xáng, cỉn cu hơn hay xao?

A, lại kòn kái ông Q mà dố ai zám fát âm dúng tiếng Việt dấy! Quái quỷ thật… ồ quả nhiên, vừa nhắc xong là thấy liền dấy, ông này fỏng kó bao zờ dứng xô-lô mà lúc nào kũng quắp ku U theo quấn quýt, kớ xao không qẳng nó đi mà làm qân tử tự qyết xố fận mình nhỉ? Ô, lại qên rồi! Q với K qí vị nào zám qả qyết là khác nhau? Vậy xao không bỏ kuách một chữ kái thừa di nhỉ? Kuốc ngữ mà, fải nhất kuán chứ!

Hừm! Dã nhất kuán thì bản thân chữ nhất kuán kũng fải huàn tuàn… nhất kuán! Nói kách khák không thể để “kuán” và “hoán” là hai kách viết khác nhau kủa kùng một âm dượk! Thế thì cuáng, cuáng thật! Nói chẳng ngua, như “bông hua”, người Hua người ta kũng viết là hua mà! Mà nếu dã viết “đúa hua”, thì không thể nhập nhằng với “vuô chuố” dượk dâu nhé! Ngôn ngữ kuổ kuốc za cứ nào fải chợ buố! Kũng vậy, “lưa thưa” là kiểu cữ xươ rồi, nay cớ kó ai viết bườ như vậy dượk nưỡ.

Chươ xog dơu thuơ wí vị, kòn jiều fuơg án kải kaq kựk kì kấp tién mag tíj kaq mạg nưỡ dã duọk dề ngị, jưg zo wan ngại tìj cạg nguòi Viẹt khôg dọk duọk jữg zì mìh gi, nên cỉ zừg ở mứk dộ ngien kứu cờ dáj zá, chuơ tién hàj cuơg cìj thí diẻm dồg luạt.

Huan hô kải kák!



Tham gia chủ đề này ở: Diễn đàn Tiếng Việt - TTVNOL.

Thứ Năm, tháng 9 14, 2006

Tỏ tình kinh điển



Một sự việc rất có tính thời sự và xảy ra ngay trong trường ĐH Bách Khoa, đó là việc một nam sinh viên Bách Khoa bày tỏ tình cảm của mình với bạn gái, theo một cách (mà rất nhiều người nghĩ là) rất lãng mạn, tuy khó tin (con trai BK mà được thế à?) nhưng có thật.

Bạn có thể đọc thêm ở địa chỉ: Heo Con's Yahoo blog.

Theo thông tin mới nhận được thì chàng tên là Quyết, sinh năm 1984, còn nàng tên Bình, sinh năm 1985, không biết chữ "Tr" là viết tắt của từ gì.

Chủ Nhật, tháng 9 10, 2006

Windows & Gentoo 1 - Dũng 0

Hôm qua đúng là một ngày tồi tệ, chỉ vì một phút yếu lòng bỏ "chúa" Ubuntu sang thờ Gentoo mà cuối cùng mình bị cả 2 thằng Windows và Gentoo chơi cho vỡ mặt.

Đầu đuôi cũng chỉ vì cái đĩa Gentoo chết tiệt, bị lỗi khi cài đặt, tiếp đó tôi định cài Windows (để sử dụng chương trình Partition Magic của nó, sau có thay đổi phân vùng gì thì dùng nó đỡ mất dữ liệu), nhưng Win cũng xxx nốt, không chịu cài vì "không nhận ra filesystem trên phân vùng được chọn" , format các kiểu cũng không được, cuối cùng lúc giở lại Ubuntu thì nhận được lỗi "không tìm ra hệ điều hành" (vì hỏng Master Boot Record) , cho đĩa cài đặt Ubuntu vào để sửa lại thì thấy cái phân vùng lưu trữ dữ liệu của mình (là phân vùng Ubuntu) đã trở thành một đống "Unknown Partition" rồi, điên quá cho xoá hết tất cả các phân vùng đi, format, rồi cài lại từ đầu .

Bây giờ các phân vùng trong máy tôi đang được chia thế này:

    /dev/sda1 - NTFS - 10 GB - Windows XP
    /dev/sda2 - swap - 1 GB - swap
    /dev/sda3 - ReiserFS - 20 GB - Linux Ubuntu
    /dev/sda4 - Extended - ~ 169 GB - Extended Partition
    /dev/sda5 - FAT32 - ~ 169 GB - lưu trữ
Windows thì chưa chăm chút gì lắm, chỉ cài thêm cái Partition Magic (một chương trình rất hữu ích, có lẽ là chương trình duy nhất cho phép thay đổi phân vùng mà không làm mất dữ liệu, chỉ tiếc là mình không có tiền để mua ủng hộ), và ngồi chờ mấy trò chơi mới ra thì chơi (Neverwinter Nights 2 ). Linux thì cũng may mình đã backup ra một bản danh sách phần mềm rồi nên việc hồi phục cũng nhanh, rắc rối mỗi vụ phải chỉnh lại cấu hình của các chương trình cho phù hợp với mình thôi (Firefox + Thunderbird là 2 thủ phạm chính). Dữ liệu lưu trữ thì cũng may mới backup khoảng 2-3 tuần trước nên vẫn còn giữ lại phần lớn, nhưng () bao nhiêu truyện (lành mạnh), tranh ảnh (lành mạnh), rất nhiều GB phim (lành mạnh nốt ), nhạc (tất nhiên là lành mạnh rồi) mình tích cóp trong 3 tuần như thế là đi tong (tính bằng chục GB đấy).

Bài học kinh nghiệm:

- Muốn dùng Linux thì bao giờ cũng phải có một phân vùng Windows, ít ra là để dùng Partition Magic.

- SUSE và Gentoo đồng hạng nhất trong bảng xếp hạng Linux chất lượng kém nhất trong lịch sử.

- Bài học vỡ lòng của những người sử dụng Linux: F*** Microsoft F*** Bill Gates F*** Windows .

Thứ Hai, tháng 9 04, 2006

Tạo bản lưu trữ các phần mềm trong Linux

Một trong những điểm mạnh của Linux so với Windows là chức năng cài đặt phần mềm vô cùng dễ dàng của nó. Nếu như ở Windows, bạn phải vào tận các trang giới thiệu phần mềm, tìm qua hàng đống các phần mềm lạ hoắc để tìm được chương trình mình ưng ý, rồi vào trang web của nhà sản xuất đó để download, rồi cài đặt, rồi CD Key, crack, v.v. nói chung là rất phức tạp và khó chịu, hoặc ra hàng mất 8000 cho mỗi phần mềm bạn cần. Thì ở trong Linux lại khác, bạn chỉ việc mở chương trình quản lý phần mềm của nó (tương tự như Add & Remove của Windows), thấy phần mềm nào bắt mắt thì đánh tích một cái, chương trình sẽ tự động lo mọi việc còn lại như download, cài đặt, và tạo shortcut để chạy chương trình đó trong danh mục phần mềm của hệ thống, đơn giản, dễ hiểu, không càu nhàu, không chửi bới, không đòi tiền, đây là những đức tính mà Windows không hề có.

Trong bài viết này, tôi xin đề ra một phương pháp nữa để công việc cài đặt phần mềm của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đó là tự động cài đặt phần mềm theo một danh sách cho trước. Phương pháp này rất hữu ích mỗi khi bạn cài đặt lại hệ điều hành Linux của mình, hay cho một người khác không biết nhiều về Linux (đây, tôi gửi ông cái danh sách này, ông cứ gõ đoạn lệnh này vào dòng lệnh rồi nhấn enter là được, đỡ phải tìm tòi mất công).

Cách này có thể áp dụng cho hầu hết (tất cả?) các bản Linux thông dụng hiện nay, như Debian (Ubuntu, Mepis, v.v.), Redhat (CentOS, Lineox, v.v.), Fedora Core, SUSE, Mandriva, v.v.

1. Đối với các bản Linux dòng Debian (như Ubuntu, Mepis):

- Tạo danh sách:

    dpkg --get-selections > ~/backup.log
Lệnh này có tác dụng liệt kê các phần mềm bạn đã cài đặt cho hệ điều hành của mình và ghi nó ra file backup.log trong thư mục riêng của bạn (bạn có thể thay đổi địa chỉ của nó nếu muốn).

- Cài đặt phần mềm từ danh sách đó:
    dpkg --set-selections < ~/backup.log
Lệnh này sẽ lưu danh sách phần mềm kia vào chương trình cài đặt, thay đổi đường dẫn nếu bạn lưu nó ở nơi khác.
    dselect i
Lệnh này sẽ bắt đầu quá trình download và cài đặt phần mềm.

2. Đối với các bản Linux dùng RPM (Redhat, Fedora Core, SUSE, v.v.):

- Tạo danh sách:
    rpm -qa > ~/backup.log
- Cài đặt phần mềm từ danh sách trên:
    LIST="$( cat ~/backup.log )"
Dùng một trong 2 lệnh sau:
    for s in $LIST; do yum install $s; done
Cho Fedora Core và SUSE, hoặc
    for s in $LIST; do up2date -i $s; done
Cho Red Hat Linux.

Rất đơn giản và ngắn gọn phải không nào?

Thứ Sáu, tháng 8 25, 2006

Bản chất của Windows

Vừa bắt được 2 bức ảnh này thấy cũng vui vui, xin gửi lên để các bác giải trí:





Cảm ơn bác hungqttb đã gửi những bức ảnh này .

Thứ Tư, tháng 8 23, 2006

Google Adsense có lừa đảo hay không?

Đây là một bài viết mà tôi thấy mới nổi lên gần đây (nhưng đã xuất hiện từ mấy tháng trước), kêu gọi mọi người tẩy chay Google Adsense vì "Google Adsense là trang LỪA ĐẢO !!". Tôi xin trích đăng bài viết này ra đây và phân tích vì sao mà nhận định ở trên là sai lầm (theo ý tôi).

--------------------------

    Google Adsense là trang LỪA ĐẢO !!
    Một điều hết sức đơn giản là khi Google Adsense không muốn trả tiền cho ai đó thì nó khóa account của người đó!
    Rất nhiều người đã bị Google khóa account, họ chỉ nhận được một email của Google thông báo là đã bị khóa account do có những click vào banner quảng cáo không hợp lệ ??

    Google không giải thích là nó đã dựa trên cơ sở nào để khẳng định rằng những click vào banner là không hợp lệ!!
    Bạn chỉ nhận được thông báo là đã bị khóa tài khoản, và bạn phải chịu mà không làm gì được!
    Google không cho bạn quyền khiếu nại !
    Google thông báo rằng khóa tài khoản của bạn và bạn sẽ không nhận được tiền, tất cả số tiền bạn kiếm được sẽ được hoàn trả lại cho những người đăng quảng cáo. Thế nhưng ai có thể chứng minh được rằng Google hoàn trả lại tiền cho những người đăng quảng cáo???
    Tôi đã từng đăng quảng cáo cho Google Adsense. Tôi nghĩ rằng Google là một công ty lớn hàng đầu Thế Giới về quảng cáo trực tuyến và công cụ tìm kiếm trên mạng và là công ty có tiềm lực kinh tế vô cùng lớn thì chắc là không lừa đảo. Thế nhưng có ai học được chữ NGỜ?

    Có ai làm ăn chân chính mà lại nhanh giàu? Google nhanh chóng trở thành công ty hàng đầu Thế Giới, chắc chắn không phải bằng con đường làm ăn chân chính!
    Chính những kẻ giàu có lại càng keo kiệt, bủn xỉn, càng muốn lừa đảo người khác để càng kiếm được nhiều tiền hơn!
    Tôi đã cố gắng hết sức để không vi phạm nội quy của Google Adsense, Tôi đã phải bỏ ra biết bao thời giờ và công sức để những website bằng nhiều thứ tiếng của tôi có nội dung phong phú, để có nhiều người truy cập. Tôi cũng đã phải giày công nghiên cứu các biện pháp tối ưu khi đặt banner trên website của tôi. Tôi không hề vi phạm nội quy của Google: không tự click vào banner của chính mình, không khuyến khích người khác click, ... Nói tóm lại là tôi hoàn toàn tuân theo nội quy của Google Adsense, vậy mà nó khóa tài khoản của tôi. Lúc đầu tôi vẫn chưa tin rằng một công ty lớn hàng đầu thế giới lại là công ty lừa đảo. Sau một thời gian cân nhắc kỹ, tôi mới nhận ra rằng Google thực sự là Công ty LỪA ĐẢO.

    Ngay trong nội quy của nó đã có điều không bình thường, tôi tạm trích ra đây một đoạn:
    "Nếu bạn vi phạm nội quy thì bạn sẽ bị chúng tôi khóa tài khoản, Chúng tôi có thể thay đổi, bổ xung những điều khoản trong nội quy vào bất kỳ thời điểm nào!. Trách nhiệm của bạn là phải thi hành đúng nội quy".

    OAI QUÁ!

    Nội quy như vậy ai đọc cũng thấy khiếp!

    Như vậy là để có thể thi hành đúng nội quy thì bạn phải thường xuyên (tốt nhất là hàng ngày) kiểm tra xem nội quy có gì thay đổi hay không, nếu có gì thay đổi thì bạn phải ngay lập tức thi hành cho đúng nội quy để không bị khóa tài khoản.

    Chính bản thân tôi đã thường xuyên kiểm tra xem nội quy có gì thay đổi hay không, và tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy.

    Bạn có công nhận rằng:
    Bất kỳ một công ty làm ăn chân chính nào cũng gửi thông báo cho tất cả các thành viên về mọi sự thay đổi trong nội quy, nếu thành viên nào chấp nhận nội quy mới thì tiếp tục hợp tác với công ty đó, còn nếu không chấp nhận thì khi đó có thể từ bỏ hợp đồng, và được nhận thù lao cho thời gian đã hợp tác. Tại sao Google Adsense lại không thông báo cho các thành viên mỗi khi nó thay đổi nội quy?
    Bất kỳ một công ty chân chính nào cũng cho các thành viên điều kiện để giải thích, phân trần, làm sáng tỏ vấn đề trước khi quyết địch khóa tài khoản của thành viên đó. Tại sao Google Adsense lại khóa tài khoản ngay lập tức là không cho thành viên điều kiện giả thích làm sáng tỏ vấn đề?
    Tại sao Google Adsense khi đưa ra lý do là phát hiện click không hợp lệ mà không giải thích là dựa trên cơ sở nào mà nó dám khẳng định như vậy?
    Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đã bị Google Adsense khóa tài khoản, thế nhưng họ cũng như tôi khi trước là không tin rằng Google Adsense lại có thể là trang lừa đảo. Điều gì đã khiến họ không tin?

    Tâm niệm cho rằng công ty lớn hàng đầu Thế Giới, có tiềm lực kinh tế cực kỳ lớn thì chắc là uy tín đã khiến cho nhiều người không tin là Google Adsense lại có thể là trang lừa đảo.
    Nội quy của Google Adsense ghi theo kiểu HĂM DỌA, khiến cho mọi người khi bị khóa tài khoản thì nghĩ rằng họ bị khóa tài khoản là do lỗi của họ chứ không thể là do ÔNG CHỦ cố tình khóa tài khoản.
    Một công ty lớn hàng đầu thế giới, có tiềm lực kinh tế cực kỳ lớn thì có thừa khả năng để thuê chuyên gia thảo ra bản nội quy CHẶT CHẼ, hướng tất cả các tội về phía các thành viên!!!
    Nếu bạn đã thi hành nghiêm túc nội quy của Google Adsense mà vẫn bị khóa tài khoản, thì tôi tin rằng sau khi cân nhắc kỹ các vấn đề, bạn sẽ đi đến kết luận rằng:

    Google Adsense là trang LỪA ĐẢO !!!
-----------------

Thứ nhất: Google chưa phải là công ty hàng đầu thế giới, chỉ là một trong số đó mà thôi (và chủ yếu cũng dựa vào công cụ search của họ), công ty giàu nhất thì càng không. Họ phất lên nhanh chóng là vì phong cách làm việc thông minh và thoải mái, chính sách thu hút nhân tài tốt và có tầm nhìn chiến lược; chứ nếu chỉ lừa đảo thì họ không thể được đánh giá cao như hiện nay được.

Thứ hai: về bản nội quy:
    Ngay trong nội quy của nó đã có điều không bình thường, tôi tạm trích ra đây một đoạn:
    "Nếu bạn vi phạm nội quy thì bạn sẽ bị chúng tôi khóa tài khoản, Chúng tôi có thể thay đổi, bổ xung những điều khoản trong nội quy vào bất kỳ thời điểm nào!. Trách nhiệm của bạn là phải thi hành đúng nội quy".

    OAI QUÁ!

    Nội quy như vậy ai đọc cũng thấy khiếp!
Câu nói này bạn có thể tìm thấy trong hầu hết tất cả các bản hợp đồng hiện nay: "Cả 2 bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình, nếu không hài lòng với dịch vụ/điều kiện mà bên kia cung cấp (nếu phát hiện bên đối tác có hành vi sai phạm, v.v.)". Nếu không phục thì mang nhau ra toà.

Những điều khác mà tác giả nói ra đều chỉ là nguỵ biện, vô căn cứ, hoặc thậm chí là tự tán dương mình.

Tất nhiên một điều cũng phải nói tới là GA rất nghiêm khắc trong việc giữ gìn các quy định của mình, nếu họ thấy một trang web nào có hành vi bất chính thì sẽ đóng cửa ngay trang đó (việc họ có theo dõi một thời gian không thì tôi không bàn tới), và không giải thích về quyết định của mình (phòng trường hợp những người khác lấy đó làm gương để lợi dụng dịch vụ của họ).

Còn một số lý do mà Google Adsense "ghét" người Việt vì:
    1. Google chưa hỗ trợ tiếng Việt. Nếu bạn dùng mánh (như đăng ký bằng một trang tiếng Anh, rồi lắp bảng quảng cáo đó vào trang tiếng Việt) thì vẫn có thể qua trót lọt, nhưng hãy cẩn thận, nếu để họ phát hiện ra thì bạn sẽ bị đuổi cổ ngay lập tức.

    2. Lỗi của nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là VNN và các quán Internet Cafe. Hai loại dịch vụ này cho phép nhiều người dùng sử dụng cùng 1 IP, và nếu có quá nhiều kết nối cùng một IP nhấn vào trang quảng cáo thì họ sẽ nghi là chủ trang web "chơi bẩn", và ban luôn. Và cũng đừng nghĩ đến chuyện sử dụng proxy, kết quả cũng tương tự đấy.

    3. Người Việt Nam không có khả năng mua hàng qua mạng --> Google đặt bao nhiêu quảng cáo mất bấy nhiêu, ít (và thỉnh thoảng bán được sản phẩm) thì không nói làm gì, nhưng nếu nhiều quá thì họ cũng sẽ cắt hợp đồng luôn.
Bạn có thể đọc thêm về Google Adsense ở bài viết này của tôi.

Danh sách các phần mềm của Linux

Một trong những trở ngại lớn nhất của những người chuyển từ Windows sang dùng Linux là không tìm được phần mềm để làm các công việc như khi mình còn sử dụng Windows. Để khắc phục tình trạng này, cộng đồng mã nguồn mở của Nga đã lập ra trang web mang tên Bảng liệt kê các phần mềm tương đương với Windows của Linux, bạn có thể dùng trang web này để tham khảo khi sử dụng Linux, hoặc hướng dẫn những người khác sử dụng nó. Nhưng lưu ý là trang web này đã lâu rồi không được cập nhật (lần cuối cùng là 27-5-2005) nên các thông tin của nó cũng chưa phải chính xác lắm.

Một số phần mềm đáng chú ý là:

- Bộ soạn thảo văn bản: OpenOffice2.org
- Chương trình soạn thảo văn bản đơn giản (text editor): Gedit (môi trường GNOME), Kedit (môi trường KDE), Vim, Emacs.
- Duyệt web: Firefox, Mozilla, Opera.
- Quản lý hòm thư: Thunderbird, Evolution.
- Nghe nhạc: Listen (môi trường GNOME), amaroK (KDE), XMMS, Winamp, Beep Player (lưu ý là ở một số distro thì bạn cần cài thêm plugin mới nghe nhạc được)
- Xem phim: Xine, gXine, Totem, v.v.
- Xử lý ảnh: GIMP, ImageMagick.
- Vẽ kỹ thuật: Inkscape Vector Illustrator.
- Từ điển: StarDict (từ điển đa ngôn ngữ, từ Anh Việt, Việt Anh, Pháp Việt cho tới Việt Nga, Việt Việt đều có, và hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tốt nhất trong môi trường GNOME).
- Tường lửa: Iptables, Firestarter (GNOME), Guarddog (KDE).
- Diệt virus: đọc bài này của tôi.
- Chương trình lấy tin (Feed Reader): Liferea
- Bộ gõ tiếng Việt: Xvnkb, X-Unikey.

Trên đây là các ứng dụng mà tôi thấy là có ích nhất đối với những người không chuyên về máy tính, còn những người muốn nghiên cứu về nó thì chắc vấn đề này đối với họ cũng không có gì là khó khăn cả. Tôi cũng không muốn dịch cả trang web đó sang tiếng Việt, vì mất công, và cũng không có nhiều ý nghĩa lắm.

Còn về game: có 2 chương trình để giả lập các ứng dụng của Windows (trong đó có game) là Wine (miễn phí) và Cedega (thương mại - trước là WineX). Nhưng Wine thì chủ yếu chỉ dùng để chạy các ứng dụng phần mềm, tiện ích, chứ để chơi game thì còn trục trặc nhiều (tốc độ không ổn định, hay bị thoát ra ngoài, v.v.), còn muốn dùng Cedega thì các bạn phải "linh động" một chút .

Danh sách các trò chơi được hỗ trợ bởi Cedega: http://transgaming.org/gamesdb/ , trong đó có:

* Diablo II
* Warcraft III
* Max Payne and Max Payne 2
* Sacrifice
* Medal of Honour: Allied Assault
* Grand Theft Auto III & Vice City
* Battlefield 1942
* Guild Wars

và rất nhiều trò khác nữa.

Cũng cần lưu ý là nếu muốn chơi game trên Linux thì các bạn cần tránh xa ATI (hay gần đây là ATI/AMD) ra, vì bọn này hỗ trợ card đồ hoạ trên Linux rất kém (hi vọng là tình hình sẽ thay đổi vì AMD bây giờ đang nắm ATI).

Thứ Năm, tháng 8 10, 2006

Danh sách từ khoá giá cao của Google Adsense

Danh sách này chủ yếu là gồm các từ khoá đắt tiền (10$ trở lên), chủ yếu liên quan đến lĩnh vực thẻ tín dụng, xe cộ, bảo hiểm, domain, v.v. Ngoài ra không có từ khoá nào thuộc loại trung và thấp cả.

Bạn có thể download nó tại: http://www.myfilehut.com/userfiles/159996/tukhoagiacao.txt

Thứ Bảy, tháng 8 05, 2006

Windows Vista tại hội nghị Black Hat

Chắc nhiều bạn đã biết việc Microsoft mời hacker "phá" thử Vista" tại hội thảo Black Hat này rồi. Có nhiều ý kiến đã khen ngợi nước cờ này của Microsoft là rất thông minh, như bài báo ở trên (của VNN). Nhưng theo tôi, đây là một lựa chọn rất ngu ngốc của họ xét về mặt bảo mật, lý do: hacker mũ đen, 3000 người, làm việc không lương, cho Microsoft.

Kịch bản có thể xảy ra:

*** Tại hội nghị ***

MS: các bạn thử giở hết tài nghệ của mình để tìm lỗi của Vista xem có làm nổi không?
Hackers (sau một thời gian làm việc): bọn tôi không tìm được lỗi nào cả, Windows Vista đúng là bất khả xâm phạm.

*** Đúng ngày Vista được phát hành ***

MS: cái quái gì thế này? Tại sao Windows vừa mới được phát hành đã bị nhiễm cả đống virus vậy?
Hackers: cảm ơn nhé Microsoft, nếu không có sự giúp đỡ của các ông thì chúng tôi đã không thành công thế này.

Thật đúng là một nước cờ sáng suốt của MS, mời (3000) người lạ vào nhà, rồi sau đó lại không hiểu vì sao mà mấy món đồ trong nhà chạy đi đâu mất.

Thứ Năm, tháng 8 03, 2006

Bộ sưu tập font Unicode Việt Nam khổng lồ

Bạn có thể download bộ sưu tập này tại: http://www.myfilehut.com/userfiles/159996/font-unicode-vietnam.zip

Bộ sưu tập này gồm 81 loại font chữ khác nhau, chia làm 211 kiểu, kích thước 7.6 MB (đã nén), có thể dùng vào nhiều việc khác nhau, từ việc đánh máy, văn phòng cho tới chèn chữ vào ảnh, phim. Cách cài đặt: bạn chỉ cần giải nén file zip ở trên, rồi copy vào thư mục Windows/Fonts của ổ lưu trữ Windows là được.

Hình minh hoạ: tất cả các loại font dưới đây đều chỉ lấy 1 kiểu làm ví dụ (thường là kiểu bình thường của chúng, nếu không có thì sẽ dùng kiểu khác, các bạn có thể thấy ở tên của kiểu font đó), kích cỡ là 20.







Xây dựng Website - những điểm cần tránh

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-t4deLEE6cqPdMwV_t04-?cq=1&p=270

-----------



Các kết quả lấy từ site của mình trong tuần vừa qua:

Đường truyền: 85,54% khách viếng thăm dùng kết nối ADSL và vẫn có tới 13,53% dùng kết nối Dial-up.



Độ sâu: tổng số IP độc lập hay số khách viếng thăm là 24k IP, trong đó có tới gần 18k IP chỉ xem một trang rồi bỏ đi luôn.



Thời gian khách ở lại: lượng khách xem trong vòng 0-10s chiếm tới hơn 18k trên tổng số 24k, một tỷ lệ quá lớn. Sau 10s thì khách đi đâu - có thể là đóng cửa sổ trình duyệt hoặc bỏ sang site khác ...



Độ phân giải màn hình: 49,07% khách có màn hình để độ phân giải 1024x768 và 45,38% cho độ phân giải 800x600, phần bánh còn lại chia đều cho hơn 34 cỡ màn hình khác.



Những điểm cần tránh khi xây dựng website:

1. Giao diện flash: ảnh hưởng đến tốc độ truy cập vì flash rất nặng và tiêu tốn băng thông. Phần lớn người dùng chỉ đủ kiên nhẫn dừng lại đọc 1 trang trong vòng 10s (xem ở trên), với những người bận rộn thì ít hơn, chỉ khoảng 2-5s. Như trên ta thấy ngoài những người sử dụng ADSL còn khá nhiều người dùng kết nối Dial-up. Và ngay cả ADSL cũng load rất chậm khi gặp flash.

2. Không thay đổi màu sắc đường link mà khách đã viếng thăm: tai hoạ, làm khách bị mất phương hướng. Không phải ai cũng thuộc lòng đường đi và cấu trúc site của bạn bằng bạn. Vậy hãy cố gắng đảm bảo hai màu cơ bản cho đường link, có thể là Xanh da trời - chưa nhấn, và Mận chín - đã nhấn.

3. Bức tường chữ: trang quá dài với tất cả chữ cùng một cỡ, ko đánh dấu, ko lùi dòng, ko đánh đề mục đầu dòng... Khách sẽ bỏ qua luôn.

4. Kích thước font chữ và màn hình: quá lớn hoặc quá nhỏ, nếu bắt buộc phải cố định cỡ chữ thì hãy cố gắng chọn cỡ phù hợp với hai độ phân giải màn hình 1024x768 và 800x600. Nên thiết kế site phù hợp cho ít nhất là 2 độ phân giải này, nếu có thể thì chọn một thiết kế mềm dẻo (liquid form) là tốt nhất.

5. Tiêu đề: sẽ rất tệ hại khi tiêu đề các trang ko rõ ràng, dài dòng, ko dính dáng gì đến nội dung, quá ít thông tin hoặc gây hiểu nhầm...

6. Quảng cáo: quảng cáo hoặc những thứ trông giống quảng cáo. Người dùng luôn dị ứng với quảng cáo và có xu hướng "mù quảng cáo" - bỏ qua luôn mà không cần biết nó có phải quảng cáo thật hay không.

7. Tương tác: tương tác giữa trang web với người dùng khác thường. Ví dụ như có con trỏ chuột khác lạ, màu sắc đường link kỳ cục, hoa văn tá lả ẩn hiện lung tung, đủ thứ xuất hiện bất ngờ. Bắt người dùng phải "học lại" cách duyệt web và mất thêm thời gian làm quen với site của bạn. (Hầu hết các site ở Việt Nam đều ít nhiều mắc vào lỗi này, ngay cả những site lớn).

8. Tự mở cửa sổ mới: có thể bạn ko muốn khách rời site hoặc rời 1 trang nào đó trên site của bạn nên bạn bung cửa sổ mới khi khách nhấn vào đường link (target="_blank"). Bung thêm cửa sổ chỉ làm cho thanh taskbar trở nên chật chội, líu ríu, làm khách mất phương hướng. Nếu khách thích site của bạn, khi muốn trở lại họ sẽ dùng nút Back.

Chủ Nhật, tháng 7 30, 2006

10 lời khuyên khi thiết kế website

Nguồn: Kim Loại.com

Đây là bài tiếp theo của loạt bài về Quảng cáo trực tuyến (Xem mục lục), bài viết này có một số điểm giống với bài trước của tôi, nhưng có cách trình bày sẽ gọn gàng, dễ hiểu hơn, và bổ sung thêm một số lời khuyên rất hữu ích nữa.

-----

Thiết kế website - Một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào với bất kỳ 1 doanh nghiêp. Hàng ngày, có vô vàn website được sinh ra, số lượng truy cập sẽ tăng lên nhiều nếu trang web của bạn được người truy cập dễ dàng tìm thấy trong vô vàn những trang web trên mạng. Muốn làm được điều đó trang web của bạn phải nằm ở vị trí từ TOP 10–30 trên bộ máy tìm kiếm Google ứng với một từ khoá nhất định.

Bài viết này cung cấp cho bạn 10 yếu tố cơ bản về tối ưu hóa một trang web với bộ máy tìm kiếm.

1. Xác định cấu trúc website

Trước tiên bạn cần phác họa sơ qua nội dung các mục chính của trang web. Từ đó bạn có thể xác định trang web của bạn cần có những gì và hình thức ra sao. Ví dụ, một trang web về sách kinh tế, bạn cần có những mục riêng cho những loại sách khác nhau như : tiếp thị , quản trị , tài chính kế toán , luật , xuất nhập khẩu v.v... Tiếp đó bạn lại nghĩ tới những mục con , như trong sách tiếp thị có tiếp thị cơ bản , tiếp thị quốc tế , nghiên cứu thị trường , quảng cáo , tiếp thị trực tiếp ...

2. Nội dung trang web luôn quan trọng

Bạn cần phải tìm hiểu cách thức mà thị trường sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn. Cần tìm ra những giả thiết khác nhau , thử nghiệm và điều chỉnh sao cho hợp lý. Để trang web nằm ở top 10 trong kết quả tìm kiếm , bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng và phương pháp kỹ thuật tốt.

Cần quan tâm đến cả hai phương diện: nội dung phải phù hợp với người truy cập và nội dung đó bố trí như thế nào để phù hợp với bộ máy tìm kiếm.

3. Xác định tiêu đề, từ khoá, và mô tả nội dung trang web

Meta Tags ( thẻ siêu dữ liệu ) bao gồm 3 loại chủ yếu là tiêu đề , từ khoá và phần mô tả trang web. Tiêu đề được đánh giá là quan trọng nhất trong 3 loại meta tags. Nó không chỉ giúp thu hút tỉ lệ truy cập thông qua kết quả tìm kiếm mà còn ảnh hướng tới bộ máy tìm kiếm với từ khoá hay nhóm từ thích hợp.

Nên đặt tiêu đề bao gồm từ khóa mà bạn muốn định vị cho trang web của mình. Meta tags nên được chọn lựa từ những từ khóa liên quan đến nội dung trang web và xuất hiện trong phần nôi dung.

Số lần xuất hiện của từ khóa trong một trang web không nên quá 3 lần , vì nhiều hơn thì hiệu quả cũng không được cải thiện . Meta Tags mô tả cũng quan trọng vì nhiều bộ máy tìm kiếm quan tâm đến loại tag này và nó như một mô tả tổng thể nội dung website giúp người truy cập dễ dàng chọn lựa trang web phù hợp với nội dung mình cần tìm.

4. Cẩn thận đối với việc sử dụng một số phương pháp kỹ thuật

Điều hết sức quan trọng là bạn cần thiết kế sao cho “con nhện” (web spider - spiderbot) của các máy tìm kiếm có thể tìm thấy các mục chính một cách dễ dàng nhất. Vì vậy việc lạm dụng các kỹ thuật thiết kế như flash, frame sẽ gây khó khăn cho bộ máy tìm kiếm đọc dữ liệu của trang web. Vì vậy vị thứ của trang web cũng sẽ bị hạn chế. Nói cụ thể hơn là khi sử dụng flash hoặc frame, người truy cập sẽ nhìn thấy được nội dung, nhưng các bộ máy tìm kiếm thì sẽ không thể đọc được nội dung và xem nó như là một trang trắng.

5. Làm sơ đồ trang web (site map)

Thiết kế sơ đồ trang web sẽ giúp ích cho cả người truy cập lẫn các con nhện tìm kiếm. Cách sắp xếp hợp lý các đường liên kết HTML bao gồm cả từ khóa hiệu quả (ví dụ thay vì sử dụng từ khóa “quần áo” một cách chung chung nên sử dụng từ khóa phù hợp với một đối tượng nào đó như “quần áo trẻ em”). Sơ đồ trang web này phải được thiết kế để nối kết toàn bộ trang web.

6. Giữ cho trang web gọn nhẹ

Để góp phần tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, các trang link từ trang chủ chỉ nên có từ 350 đến 550 từ. Khi nội dung của một trang quá dài, bạn nên chia thành nhiều trang khác nhau , tuy vậy nên giữ nguyên cách trình bày (layout) ban đầu. Có một số bộ máy tìm kiếm thường bỏ qua những trang vượt quá 100 Kb. Vì thế bạn cần tìm cách giảm thiểu dung lượng của trang web.

7. Luôn đảm bảo tính thống nhất

Thiết kế trang web sao cho những con nhện (spiderbot) tìm kiếm được nội dung một cách dễ dàng. Đối với các hình ảnh trong trang web, bạn nên đặt tên phù hợp với nội dung của trang web và từ khoá riêng của từng trang. Các mục tiêu về tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm cần được thống nhất xuyên suốt trang web của bạn – mỗi trang cần được xem như một ngõ vào tiềm năng từ các bộ máy tìm kiếm.

8. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

Thông thường người ta hay tự hoàn chỉnh trang web của mình để có thứ vị cao hơn. Tuy nhiên , để có hiệu quả cao hơn bạn nên nghiên cứu các trang web có thứ vị cao cùng với từ khóa của chúng để hiểu được họ đang làm gì và tại sao các trang web này lại có vị thứ cao. Nên tạo ra một “bảng so sánh đối thủ cạnh tranh”, liệt kê một số đối thủ cạnh tranh hàng đầu với một vài nhóm từ khóa đặc trưng cho thị trường hàng hóa hay dịch vụ kinh doanh của bạn.

9. Xây dựng , đo lường và hiệu chỉnh

Nếu bạn thực sự coi trọng vị trí trang web của bạn trong các bộ máy tìm kiếm thì bạn cần chuẩn bị một số những thay đổi và điều chỉnh sao cho thật hợp lý. Và để biết được công việc của bạn có hiệu quả không lại cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể là 6 tháng. Bạn cần xây dựng trang web với mục tiêu là tạo thuận lợi cho cả những người truy cập và những con nhện tìm kiếm.

Hãy kiểm tra xem bạn có cung cấp đầy đủ thông tin cho người truy cập và bộ máy tìm kiếm không , xem xét liệu các đối thủ cạnh tranh có làm tốt hơn bạn không?

10. Nên tập trung vào một số bộ máy tìm kiếm nhất định

Bạn nên thận trọng đối với việc đưa trang web lên quá nhiều bộ máy tìm kiếm. Để có một thứ vị cao trên một bộ máy tìm kiếm cần phải có sự hoạch định kĩ lưỡng , định hướng rõ ràng cùng với việc sử dụng các đoạn mã chứ không phải là việc đăng ký ồ ạt các bộ máy tìm kiếm. Bạn cần biết cách đọc xem bao nhiêu người truy cập trang web, lượng truy cập thông qua từng bộ máy tìm kiếm.

Bài sau: Danh sách từ khoá giá cao của Google Adsense.

Thứ Bảy, tháng 7 29, 2006

Cách xây dựng chương trình chơi nhạc cho trang web của bạn

Xin lưu ý: hiện nay không có cách nào để chèn nhạc vào bài viết của blog Yahoo 360, xin xem thêm chi tiết bên dưới.

Cách đơn giản nhất để chèn một chương trình nghe nhạc vào trang web của bạn là dùng đoạn mã sau:

    < src="Đường dẫn" type="application/x-mplayer2" autostart="true" loop="false" width="300" height="42" controller="true" bgcolor="#FF9900" > < /embed >
Lưu ý là đoạn mã trên đã được thay đổi một chút vì lý do kỹ thuật (thay dấu _<_>_ bằng _<_ và _&gt_), nên nếu bạn copy&paste nó thì sẽ không có tác dụng đâu, muốn nó có tác dụng thì bạn phải tự tay gõ lại nó, hoặc copy&paste rồi thay các dấu "<" (">") trong bài bằng dấu "<" (">") trên bàn phím.

Đây là đoạn mã chèn nhạc đơn giản nhất, tương thích với tất cả các trình duyệt, hiệu quả trong 90% trường hợp (hầu hết các trang nghe nhạc đều dùng cách này).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm một trang nghe nhạc chuyên nghiệp hơn, ví dụ như album sau của Microwave - Lối thoát:

Bạn nhấn vào tên bài hát để nghe bài đó, hoặc nhấn vào đây để nghe cả album (theo thứ tự).

Ưu điểm của cách làm này là rất tiện lợi cho người nghe, vì họ không phải vào xem tận 11 trang để nghe 11 bài ở trên, mà chỉ việc vào trang album, rồi thích nghe bài nào thì nhấn vào bài đó thôi. Tất nhiên là nếu bạn đặt quảng cáo ở trang web của mình thì có thể bạn sẽ không thích làm cách này.

Còn đây là cách đặt đoạn mã ở trên: chương trình này gồm 2 phần: javascript để lập cửa sổ mới và chèn chương trình chơi nhạc vào cửa sổ này, phần 2 là html để gọi lệnh javascript trên.

Phần 1:
    < script language=JavaScript type=text/javascript >
    function mediaplayer(filedesc,filepath,WindowNumber)
    {

    var objTypeTag = "application/x-mplayer2";

    PlayerWin = window.open('',WindowNumber, 'width=320, height=217, top=0, left=0, screenX=0, screenY=0, resizable=0, scrollbars=0, titlebar=0, toolbar=0, menubar=0, status=0, directories=0');

    PlayerWin.focus();
    PlayerWin.document.writeln("< html >< head >< title >" + filedesc + "< /title >< /head >");
    PlayerWin.document.writeln("< body bgcolor='#9999ff' >");
    PlayerWin.document.writeln("< div align='center' >");
    PlayerWin.document.writeln("< b style ='font-size:18px;font-family:Lucida,sans-serif;line-height:1.6' >" + filedesc + "< /b >< br / >");
    PlayerWin.document.writeln("< embed src ='" + filepath + "' type='" + objTypeTag + "' autoplay='true' width='280' height='69' controller='1' showstatusbar='1' bgcolor='#9999ff' kioskmode='true' >");
    PlayerWin.document.writeln("< /div >");
    PlayerWin.document.writeln("< p style='font-size:12px;font-family:Lucida,sans-serif;text-align:center' >< a href='" + filepath +"' >Download this file< /a > < span style='font-size:10px' >(right-click or Control-click)< /span >< /p >");
    PlayerWin.document.writeln("< form >< div align='center' >< input type='button' value='Close this window' onclick='javascript:window.close();' >< /div >< /form >");
    PlayerWin.document.writeln("< /body >< /html >");

    PlayerWin.document.close();
    }
    < /script >


Bạn chỉ cần chèn đoạn mã trên vào trang web nghe nhạc của mình là được.

Phần 2:

Đoạn mã thứ 2 là < a href="Đường dẫn" target="_blank" onClick="javascript:mediaplayer('Tên bài hát',this.href,'1'); return false" > Nhấn vào đây để nghe < /a > , chèn một lần cho mỗi bài hát.

Những vấn đề khác:

1. Nếu bạn muốn lập playlist như ở trên (*.m3u), bạn cần tạo một file text có nội dung:

#EXTM3U
(Đường dẫn tới bài 1)
(Bài 2)
(Bài 3)
...

với dòng thứ nhất là định dạng của playlist (ở đây là m3u), các dòng còn lại là đường dẫn (URL) tới bài hát, rồi lưu file này bằng định dạng *.m3u

Nếu muốn chính xác hơn, bạn cũng có thể dùng chương trình chơi mp3 để tạo playlist này.

2. Hiện tại blog Yahoo 360 chưa hỗ trợ chèn nhạc vào bài viết, nhưng chèn nhạc vào trang chủ của blog thì được, bạn vào phần Edit Blast của mình ( http://360.yahoo.com/edit/blast.html ), rồi điền link tới bài hát vào phần URL. Sau đó mỗi lần bạn muốn nghe bài đó thì nhấn vào nút |> để nghe, nhưng xin nói trước là chất lượng sẽ thấp hơn thực tế nhiều đấy.

3. Đối với người dùng Linux: bạn cần phải có chương trình hoặc plugin hỗ trợ nghe nhạc online, như gxine, kmplayer hoặc mozilla-mplayer; còn những người dùng Windows thì chỉ cần chương trình Windows Media Player bản 9.0 trở lên là được (có thể cũ hơn, nhưng tôi chưa thử).

Mong nhận được sự góp ý của các bạn.

Download cả bài hướng dẫn: http://www.myfilehut.com/userfiles/159996/ct-nghe-nhac.zip

(gồm bài hướng dẫn + 3 đoạn mã ở trên).

Thứ Năm, tháng 7 27, 2006

Danh sách các nhà phân phối linh kiện trên thị trường

Hôm nay lại lười viết + có việc bận nên đành phải đi đạo văn ở nơi khác, mong các bạn thông cảm :D.

Nguồn: http://www.ddth.com/showthread.php?t=78932 , người viết là YuRiPa, và một số thành viên tham gia chủ đề. Bài viết dưới đây là bản tóm tắt của chủ đề trên, đã được tôi cập nhật (sau khi tham khảo trang web của họ) và sắp xếp lại, nếu các bạn phát hiện ra sai sót thì xin hãy báo ngay cho tôi, xin cảm ơn.

TP Nhà phân phối Sản phẩm Địa chỉ Lưu ý
HCM Ách Chủ Hdd Hitachi, Hdd Maxtor 42 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM
HCM An Minh AMD, CoolerMaster, Asrock, Altec Lansing, Creative, MSI 166/7 Lý Thái Tổ Q3 Trang bán hàng của amtech.com.vn
HCM An Nhất Twinmos, Abit, Grandtec, Asrock 222 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TPHCM
HCM Khải Thiên Hdd Seagate 384 Nguyễn Thị Minh Khai Q3 TP HCM
HCM Minh Thông Asus 116B Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
HCM Viễn Sơn Gigabyte 162B Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM
HN Anh Ngọc Intel, AMD, Biostar, ASUS 56 Trần Nhân Tông, Hà Nội Không ghi rõ sản phẩm được phân phối
HN G6 Máy tính nguyên bộ
Gồm 6 công ty.
HN Lam Phương Notebook Acer, LCD Sony, Samsung SyncMaster 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội
HN Mai Hoàng Intel, Samsung SyncMaster
3 địa chỉ khác nhau
HN Nhật Thanh AMD 63 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội
HN Tân Quang IBM, HP-Compaq, Ranger, Altec Lansing, Creative 106 Trấn Vũ - Ba Đình - Hà Nội
HN Tấn Thành Zoom Lý Nam Đế, Hà Nội
HN The 220 Transcend (flash memory) 38A Lý Nam Đế Hà Nội
HNThuỷ Linh Gygabyte
Website đang được xây dựng
HN Vĩnh Trinh MSI, Intel, Apacer, Albatron, Transcend, Compaq, IBM, HP, EPSON 94 Trần Quốc Toản, Hà Nội
HN Vĩnh Xuân Hdd Samsung, Surecom, Asus, Speedcom, Santak 39 Trần Quốc Toản, Hà Nội
HN Xsoft Thermaltake 45A Phố Lương Ngọc Quyến – Hà Nội
VN FPT Hdd Samsung, IBM, HP, Toshiba, Elead, NEC, Apple, Nortel 298G Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Chủ yếu bán máy tính
VN Silicom AMD (CPU + PSU), Likom, Chaintech Technology, Cnet Technology, Kye System, PowerCom, TwinMos Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng


Ngoài ra còn 4 cửa hàng nức tiếng vì chất lượng kém, hay lừa đảo ở TP HCM, là:

Hoàng Long 88 Tôn Thất Tùng
Phong Vũ 264 Nguyễn Thị Minh Khai
Ti Tan 410B nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Hoàng 104 Nguyễn Văn Cừ

Hi vọng mọi người sẽ cảnh giác.