Một trong những điểm mạnh của Linux so với Windows là chức năng cài đặt phần mềm vô cùng dễ dàng của nó. Nếu như ở Windows, bạn phải vào tận các trang giới thiệu phần mềm, tìm qua hàng đống các phần mềm lạ hoắc để tìm được chương trình mình ưng ý, rồi vào trang web của nhà sản xuất đó để download, rồi cài đặt, rồi CD Key, crack, v.v. nói chung là rất phức tạp và khó chịu, hoặc ra hàng mất 8000 cho mỗi phần mềm bạn cần. Thì ở trong Linux lại khác, bạn chỉ việc mở chương trình quản lý phần mềm của nó (tương tự như Add & Remove của Windows), thấy phần mềm nào bắt mắt thì đánh tích một cái, chương trình sẽ tự động lo mọi việc còn lại như download, cài đặt, và tạo shortcut để chạy chương trình đó trong danh mục phần mềm của hệ thống, đơn giản, dễ hiểu, không càu nhàu, không chửi bới, không đòi tiền, đây là những đức tính mà Windows không hề có.
Trong bài viết này, tôi xin đề ra một phương pháp nữa để công việc cài đặt phần mềm của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đó là tự động cài đặt phần mềm theo một danh sách cho trước. Phương pháp này rất hữu ích mỗi khi bạn cài đặt lại hệ điều hành Linux của mình, hay cho một người khác không biết nhiều về Linux (đây, tôi gửi ông cái danh sách này, ông cứ gõ đoạn lệnh này vào dòng lệnh rồi nhấn enter là được, đỡ phải tìm tòi mất công).
Cách này có thể áp dụng cho hầu hết (tất cả?) các bản Linux thông dụng hiện nay, như Debian (Ubuntu, Mepis, v.v.), Redhat (CentOS, Lineox, v.v.), Fedora Core, SUSE, Mandriva, v.v.
1. Đối với các bản Linux dòng Debian (như Ubuntu, Mepis):
- Tạo danh sách:
Lệnh này có tác dụng liệt kê các phần mềm bạn đã cài đặt cho hệ điều hành của mình và ghi nó ra file backup.log trong thư mục riêng của bạn (bạn có thể thay đổi địa chỉ của nó nếu muốn).
- Cài đặt phần mềm từ danh sách đó:
Lệnh này sẽ lưu danh sách phần mềm kia vào chương trình cài đặt, thay đổi đường dẫn nếu bạn lưu nó ở nơi khác.
Lệnh này sẽ bắt đầu quá trình download và cài đặt phần mềm.
2. Đối với các bản Linux dùng RPM (Redhat, Fedora Core, SUSE, v.v.):
- Tạo danh sách:
- Cài đặt phần mềm từ danh sách trên:
Dùng một trong 2 lệnh sau:
Cho Fedora Core và SUSE, hoặc
Cho Red Hat Linux.
Rất đơn giản và ngắn gọn phải không nào?
Các bài viết liên quan: Linux và mã nguồn mở
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét