Ubuntu 6.10 đã được chính thức phát hành!
Đây có thể coi là một trong những hệ điều hành Linux phổ biến nhất, chất lượng tốt nhất và được hỗ trợ nhiều nhất hiện nay, cứ 6 tháng là ra một phiên bản mới, hiệu quả hơn bản trước đó và cũng hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể vào đây để download file ISO của hệ điều hành này, download trực tiếp hoặc qua torrent đều được, nhưng theo tôi thì bạn nên download bằng torrent nếu có thể, vì tốc độ của nó sẽ nhanh hơn cách thông thường rất nhiều.
Bạn có thể chọn download 1 trong 3 bản cài đặt sau, cả 3 bản đều có các chức năng tương đương nhau, và một số điểm khác biệt nho nhỏ nữa:
1. Bản Desktop có kèm theo cả bản Live (dùng thử mà không cần cài đặt) của hệ điều hành, cách cài đặt cũng đơn giản hơn các bản kia, thích hợp cho người mới làm quen với Linux.
2. Bản Alternate dùng cho người đã có kiến thức cơ bản về hệ điều hành này rồi, có kèm theo một số tùy chọn đặc biệt trong lúc cài đặt, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, và bạn có thể dùng dữ liệu trong file này để nâng cấp Ubuntu lên bản mới nhất.
3. Bản Server chỉ cài đặt những chương trình tối thiểu để biến máy của bạn thành máy chủ mà thôi, bản này không kèm theo giao diện.
Ngoài ra mỗi bản đều có một file ISO riêng thích hợp với loại máy mà bạn đang dùng, như PC (máy x86), 64-bit PC (dùng cho các máy có bộ vi xử lý hỗ trợ 64 bit) và Mac.
Cũng cần lưu ý là bản 64-bit PC không được hỗ trợ tốn bằng bản thường, vì số người sử dụng chúng không nhiều lắm.
Bạn chỉ cần download file cài đặt ở trên về, rồi ghi ra đĩa, cho vào ổ CD, khởi động lại máy rồi làm theo hướng dẫn của chương trình cài đặt là sẽ cài được thôi, nhưng có một số lưu ý là:
1. Bạn cần dùng chương trình chỉnh phân vùng (như Partition Magic) tạo ra một phân vùng riêng để chứa Ubuntu (không thể dùng chung phân vùng của Windows được). Phân vùng này phải được đặt là phân vùng gốc (root, hay "/") trong lúc cài đặt.
2. Nếu đây là lần đầu tiên bạn cài đặt, và trong máy bạn có tài liệu quan trọng, nên sao lưu nó ra một nơi nào đó an toàn, như máy khác, hoặc đĩa CD để khỏi bị xóa nhầm.
3. Nếu bạn muốn chia sẻ dữ liệu giữa Ubuntu và Windows thì cần tạo ra một phân vùng trung gian làm nơi lưu trữ dữ liệu, định dạng phân vùng tốt nhất để làm việc này là FAT32 (cũng xin nói thêm đây là định dạng tốt nhất để làm việc này, chứ thực ra nó là một định dạng quá cũ rồi, và cũng không thực sự ổn định lắm).
Nếu bạn không có khái niệm gì về 3 điều trên thì theo tôi bạn nên sử dụng Windows một thời gian nữa rồi mới chuyển sang Linux, hoặc nhờ người khác cài đặt giúp rồi học theo, hoặc sử dụng những bản Linux dễ cài đặt (họ làm hộ luôn cho mình mấy bước này).
Còn một điểm nữa: nếu bạn đang sử dụng Ubuntu bản 6.06 và không muốn mất công cài đặt lại hệ điều hành này (và mất đi những dữ liệu cũng như tuỳ chọn cũ) thì có thể dùng chức năng nâng cấp sẵn có của Ubuntu, các bước để làm việc này là:
1. Bạn chạy chương trình Terminal, gõ lệnh
sudo gedit /etc/apt/sources.list |
2. Tiếp đó bạn lại gõ thêm 2 lệnh nữa:
sudo aptitude update sudo aptitude dist-upgrade |
Như vậy là đã xong phần giới thiệu và cài đặt rồi, cảm nhận về phiên bản này và những thay đổi của nó so với Ubuntu 6.06 sẽ được tôi tiếp tục trong bài viết lần sau, còn hiện tại tôi phải download thêm 400 MB nữa .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét