Thứ Năm, tháng 9 28, 2006

Cải cách chữ viết ở Việt Nam

Qua bao thế hệ cải, cải, cải (và cả cãi nữa) mà chẳng nhích lên được (khoảng) cách nào so với thứ quốc Ngữ mà ngài Rốt đã Bồ hóa ngày xưa, tức là vẫn dậm chân tại chỗ, Bộ quyết tâm lần này cải ra cải và phải cách bằng được. Bắt đầu từ ý kiến cải cách đầu tiên (?), đó là của Bác Hồ ngày xưa (thay D/GI bằng Z), Bộ đã quyết thà zùng thêm một chữ cái chuẩn Latin còn hơn có nhiều chữ quá zư thừa, không đúng với yêu cầu đầu tiên của sách vở záo zục: nhất quán. Còn yêu cầu thứ hai là tối zản, tức zảm bớt những cặp chữ cái thừa, như tại sao phải đèo 2 thằng PH trong khi chỉ chở 1 thằng F là đủ, zù nó là Tây fốp fáp? Tiếng Việt fong fú thật nhưng fong kiểu này chẳng thấy fú đâu mà chỉ fung fí zấy mực, công sức, thời zan và cả bai-tờ máy tính nữa (tức là làm nghèo đi)! À mà nhắc tới nghèo, G hay NG là ngon rồi tại sao fải lót thêm H cho nó ngộ ngĩnh, trong khi cả 2 đứa khi nge qua lỗ tai nào miễn đừng ngễnh ngãng thì cũng có khác zì nhau đâu? (nhờ thế mà từ nay thằng Ngốc khỏi fải tị thằng Ngếch mãi vì tự nhiên nó có H hơn mình nhé!)

Zạo này bài học đánh vần chữ S cong lưỡi đã hóa sa sưa rồi, vậy sao không đánh đồng nó với X mà từ trước đến nay thiên hạ chỉ sem là một thôi? Nếu sét về tình thì nên chọn S thay X vì tên X trông nó cứ sấu sí, sộc sệch thế nào ấy, chẳng được sinh sắn như anh S! Nhưng X là âm mà người Việt lỡ nói nên xử zụng nó e cũng là xáng xuốt thôi. Cùng xố phận với S là em TR nếu đem xo với chị CH thì chông chúng cũng chỉ chòm chèm nhau, thôi thì cứ quy chòn về một mối cho đỡ chầy chật (thế là fải rồi, ai đọc “trân trọng” mà cong lưỡi thì nge cứ cháo chở thế nào ấy!) À mà đã loại chừ tay D zở zở ương ương đi rồi thì fí fạm quá, xao không tận zụng hắn để thay luôn cái thằng Đ dểu zả ấy, nó là cái gã fụ âm zuy nhất không có chân chong an-fa-bê Latin mà cứ cứng dầu dứng bám chụ ở bảng tiếng Việt dằng dẵng qua bao dợt cải cách, khiến cho bao nhiêu ngón tay fải dau dớn vì bấm dúp trên bàn fím dến dờ dẫn mới dem nó ra dược! Duổi nó di thì dảm bảo sẽ dược dông dảo dồng bào dồng tình thôi! Cải cách có khác! Dả dảo những nề nếp cũ kỹ!

Gượm dã, “cũ kỹ” ư, có gì kỳ cục ở dây rồi! C với K dánh lưỡi lên khác nhau ở chỗ nào nhỉ? Nếu chỉ kông nhận mỗi chú K thì chẳng fải kao kiến xao? Kó luật nào kấm kản dâu nhỉ? Mà dã kải kách thì fải xuyên xuốt từ dầu cho chí dít chứ! K làm duôi thì chú ngốk nào zám thắk mắk? Mà kũng không dượk chừa kái duôi CH ra: nếu chú này bám theo kák anh I hay Ê thì dík thị kũng kùng một zuộk với nhà K thôi chứ kó chệk di dâu nhỉ! Ô! Tôi thấy bạn zơ tay rồi dó! Zỏi ! Nếu dã loại C rồi thì CH (dứng dầu) chả fải zư zả quá dó xao? Zứt thằng H di thì cẳng fải cong xáng, cỉn cu hơn hay xao?

A, lại kòn kái ông Q mà dố ai zám fát âm dúng tiếng Việt dấy! Quái quỷ thật… ồ quả nhiên, vừa nhắc xong là thấy liền dấy, ông này fỏng kó bao zờ dứng xô-lô mà lúc nào kũng quắp ku U theo quấn quýt, kớ xao không qẳng nó đi mà làm qân tử tự qyết xố fận mình nhỉ? Ô, lại qên rồi! Q với K qí vị nào zám qả qyết là khác nhau? Vậy xao không bỏ kuách một chữ kái thừa di nhỉ? Kuốc ngữ mà, fải nhất kuán chứ!

Hừm! Dã nhất kuán thì bản thân chữ nhất kuán kũng fải huàn tuàn… nhất kuán! Nói kách khák không thể để “kuán” và “hoán” là hai kách viết khác nhau kủa kùng một âm dượk! Thế thì cuáng, cuáng thật! Nói chẳng ngua, như “bông hua”, người Hua người ta kũng viết là hua mà! Mà nếu dã viết “đúa hua”, thì không thể nhập nhằng với “vuô chuố” dượk dâu nhé! Ngôn ngữ kuổ kuốc za cứ nào fải chợ buố! Kũng vậy, “lưa thưa” là kiểu cữ xươ rồi, nay cớ kó ai viết bườ như vậy dượk nưỡ.

Chươ xog dơu thuơ wí vị, kòn jiều fuơg án kải kaq kựk kì kấp tién mag tíj kaq mạg nưỡ dã duọk dề ngị, jưg zo wan ngại tìj cạg nguòi Viẹt khôg dọk duọk jữg zì mìh gi, nên cỉ zừg ở mứk dộ ngien kứu cờ dáj zá, chuơ tién hàj cuơg cìj thí diẻm dồg luạt.

Huan hô kải kák!



Tham gia chủ đề này ở: Diễn đàn Tiếng Việt - TTVNOL.

Thứ Năm, tháng 9 14, 2006

Tỏ tình kinh điển



Một sự việc rất có tính thời sự và xảy ra ngay trong trường ĐH Bách Khoa, đó là việc một nam sinh viên Bách Khoa bày tỏ tình cảm của mình với bạn gái, theo một cách (mà rất nhiều người nghĩ là) rất lãng mạn, tuy khó tin (con trai BK mà được thế à?) nhưng có thật.

Bạn có thể đọc thêm ở địa chỉ: Heo Con's Yahoo blog.

Theo thông tin mới nhận được thì chàng tên là Quyết, sinh năm 1984, còn nàng tên Bình, sinh năm 1985, không biết chữ "Tr" là viết tắt của từ gì.

Chủ Nhật, tháng 9 10, 2006

Windows & Gentoo 1 - Dũng 0

Hôm qua đúng là một ngày tồi tệ, chỉ vì một phút yếu lòng bỏ "chúa" Ubuntu sang thờ Gentoo mà cuối cùng mình bị cả 2 thằng Windows và Gentoo chơi cho vỡ mặt.

Đầu đuôi cũng chỉ vì cái đĩa Gentoo chết tiệt, bị lỗi khi cài đặt, tiếp đó tôi định cài Windows (để sử dụng chương trình Partition Magic của nó, sau có thay đổi phân vùng gì thì dùng nó đỡ mất dữ liệu), nhưng Win cũng xxx nốt, không chịu cài vì "không nhận ra filesystem trên phân vùng được chọn" , format các kiểu cũng không được, cuối cùng lúc giở lại Ubuntu thì nhận được lỗi "không tìm ra hệ điều hành" (vì hỏng Master Boot Record) , cho đĩa cài đặt Ubuntu vào để sửa lại thì thấy cái phân vùng lưu trữ dữ liệu của mình (là phân vùng Ubuntu) đã trở thành một đống "Unknown Partition" rồi, điên quá cho xoá hết tất cả các phân vùng đi, format, rồi cài lại từ đầu .

Bây giờ các phân vùng trong máy tôi đang được chia thế này:

    /dev/sda1 - NTFS - 10 GB - Windows XP
    /dev/sda2 - swap - 1 GB - swap
    /dev/sda3 - ReiserFS - 20 GB - Linux Ubuntu
    /dev/sda4 - Extended - ~ 169 GB - Extended Partition
    /dev/sda5 - FAT32 - ~ 169 GB - lưu trữ
Windows thì chưa chăm chút gì lắm, chỉ cài thêm cái Partition Magic (một chương trình rất hữu ích, có lẽ là chương trình duy nhất cho phép thay đổi phân vùng mà không làm mất dữ liệu, chỉ tiếc là mình không có tiền để mua ủng hộ), và ngồi chờ mấy trò chơi mới ra thì chơi (Neverwinter Nights 2 ). Linux thì cũng may mình đã backup ra một bản danh sách phần mềm rồi nên việc hồi phục cũng nhanh, rắc rối mỗi vụ phải chỉnh lại cấu hình của các chương trình cho phù hợp với mình thôi (Firefox + Thunderbird là 2 thủ phạm chính). Dữ liệu lưu trữ thì cũng may mới backup khoảng 2-3 tuần trước nên vẫn còn giữ lại phần lớn, nhưng () bao nhiêu truyện (lành mạnh), tranh ảnh (lành mạnh), rất nhiều GB phim (lành mạnh nốt ), nhạc (tất nhiên là lành mạnh rồi) mình tích cóp trong 3 tuần như thế là đi tong (tính bằng chục GB đấy).

Bài học kinh nghiệm:

- Muốn dùng Linux thì bao giờ cũng phải có một phân vùng Windows, ít ra là để dùng Partition Magic.

- SUSE và Gentoo đồng hạng nhất trong bảng xếp hạng Linux chất lượng kém nhất trong lịch sử.

- Bài học vỡ lòng của những người sử dụng Linux: F*** Microsoft F*** Bill Gates F*** Windows .

Thứ Hai, tháng 9 04, 2006

Tạo bản lưu trữ các phần mềm trong Linux

Một trong những điểm mạnh của Linux so với Windows là chức năng cài đặt phần mềm vô cùng dễ dàng của nó. Nếu như ở Windows, bạn phải vào tận các trang giới thiệu phần mềm, tìm qua hàng đống các phần mềm lạ hoắc để tìm được chương trình mình ưng ý, rồi vào trang web của nhà sản xuất đó để download, rồi cài đặt, rồi CD Key, crack, v.v. nói chung là rất phức tạp và khó chịu, hoặc ra hàng mất 8000 cho mỗi phần mềm bạn cần. Thì ở trong Linux lại khác, bạn chỉ việc mở chương trình quản lý phần mềm của nó (tương tự như Add & Remove của Windows), thấy phần mềm nào bắt mắt thì đánh tích một cái, chương trình sẽ tự động lo mọi việc còn lại như download, cài đặt, và tạo shortcut để chạy chương trình đó trong danh mục phần mềm của hệ thống, đơn giản, dễ hiểu, không càu nhàu, không chửi bới, không đòi tiền, đây là những đức tính mà Windows không hề có.

Trong bài viết này, tôi xin đề ra một phương pháp nữa để công việc cài đặt phần mềm của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đó là tự động cài đặt phần mềm theo một danh sách cho trước. Phương pháp này rất hữu ích mỗi khi bạn cài đặt lại hệ điều hành Linux của mình, hay cho một người khác không biết nhiều về Linux (đây, tôi gửi ông cái danh sách này, ông cứ gõ đoạn lệnh này vào dòng lệnh rồi nhấn enter là được, đỡ phải tìm tòi mất công).

Cách này có thể áp dụng cho hầu hết (tất cả?) các bản Linux thông dụng hiện nay, như Debian (Ubuntu, Mepis, v.v.), Redhat (CentOS, Lineox, v.v.), Fedora Core, SUSE, Mandriva, v.v.

1. Đối với các bản Linux dòng Debian (như Ubuntu, Mepis):

- Tạo danh sách:

    dpkg --get-selections > ~/backup.log
Lệnh này có tác dụng liệt kê các phần mềm bạn đã cài đặt cho hệ điều hành của mình và ghi nó ra file backup.log trong thư mục riêng của bạn (bạn có thể thay đổi địa chỉ của nó nếu muốn).

- Cài đặt phần mềm từ danh sách đó:
    dpkg --set-selections < ~/backup.log
Lệnh này sẽ lưu danh sách phần mềm kia vào chương trình cài đặt, thay đổi đường dẫn nếu bạn lưu nó ở nơi khác.
    dselect i
Lệnh này sẽ bắt đầu quá trình download và cài đặt phần mềm.

2. Đối với các bản Linux dùng RPM (Redhat, Fedora Core, SUSE, v.v.):

- Tạo danh sách:
    rpm -qa > ~/backup.log
- Cài đặt phần mềm từ danh sách trên:
    LIST="$( cat ~/backup.log )"
Dùng một trong 2 lệnh sau:
    for s in $LIST; do yum install $s; done
Cho Fedora Core và SUSE, hoặc
    for s in $LIST; do up2date -i $s; done
Cho Red Hat Linux.

Rất đơn giản và ngắn gọn phải không nào?